Từ bài hịch này, em rút ra được bài học gì cho bản thân khi viết một bài văn nghị luận?

Tuyển tập những bài tập làm văn hay nhất trong chương Ngữ văn lớp 8 bộ sách kết nối tri thức. Sau đây, mời bạn đọc cùng tham khảo bài: Từ bài hịch này, em rút ra được bài học gì cho bản thân khi viết một bài văn nghị luận?

Đề bài: Từ bài hịch này, em rút ra được bài học gì cho bản thân khi viết một bài văn nghị luận?

Bài tham khảo 1:

Văn nghị luận so với văn tự sự, văn biểu cảm hay văn thuyết minh thì kiến thức và kĩ năng các em đều cần khá nhiều. Vì đó không phải là dạng đề đơn giản là kể lại một câu chuyện, nêu cảm xúc của mình trước một cảnh đẹp….mà văn nghị luận cần có luận điểm, luận cứ và dẫn chứng một cách chính xác, cách lập luận thuyết phục. Từ đó làm cho người đọc tin, nghe và hành động theo mình. Vì thế để làm văn nghị luận tốt thì cần chú ý các yếu tố sau:

Văn nghị luận được chia làm kiểu văn nghị luận xã hội và văn nghị luận văn học. Trong hai kiểu văn bản này lại có rất nhiều dạng đề khác nhau, để nắm được đầy đủ các dạng đề này đòi hỏi học sinh cần phải có đầy đủ kiến thức và kỹ năng về văn nghị luận. Cụ thể văn nghị luận xã hội chia thành 3 dạng chính là nghị luận về một hiên tượng đời sống, nghị luận về tư tưởng đạo lí và nghị luận về một vấn đề xã hội trong văn học. Nghị luận văn học chia thành nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích.

– Văn nghị luận về một hiện tượng đời sống là dạng đề về các hiện tượng phổ biến trong cuộc sống như: ô nhiễm môi trường, an toàn giao thông, hiến máu nhân đạo, tính trung thực trong thi cử, nghiện internet…

– Văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí là dạng đề nghị luận về một tư tưởng, nhận thức, đạo lí nào đó như: lòng yêu nước, đức tính khiêm tốn, đức tính kiên trì, ý chí nghị lực, ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn….

Bài tham khảo 2:

1. Đọc kỹ đề

- Mục đích: Hiểu rõ yêu cầu của đề, phân biệt được tư tưởng đạo lý hay hiện tượng đời sống.

- Phương pháp xác định: Đọc kỹ đề, gạch chân dưới từ, cụm từ quan trọng để giải thích và xác lập luận điểm cho toàn bài. Từ đó có định hướng đúng mà viết bài cho tốt.

2. Lập dàn ý

- Giúp ta trình bày văn bản khoa học, có cấu trúc chặt chẽ, hợp logic.

- Kiểm soát được hệ thống ý, lập luận chặt chẽ, mạch lạc.

- Chủ động dung lượng các luận điểm phù hợp, tránh lan man, dài dòng.

3. Dẫn chứng phù hợp

- Không lấy những dẫn chứng chung chung (không có người, nội dung, sự việc cụ thể) sẽ không tốt cho bài làm.

- Dẫn chứng phải có tính thực tế và thuyết phục (người thật, việc thật).

- Đưa dẫn chứng phải thật khéo léo và phù hợp (tuyệt đối không kể lể dài dòng).

4. Lập luận chặt chẽ, lời văn cô động, giàu sức thuyết phục

- Lời văn, câu văn, đoạn văn viết phải cô đúc, ngắn gọn.

- Lập luận phải chặt chẽ.

- Cảm xúc trong sáng, lành mạnh.

- Để bài văn thấu tình đạt lý thì phải thường xuyên tạo lối viết song song (đồng tình, không đồng tình; ngợi ca, phản bác…).

5. Bài học nhận thức và hành động

- Sau khi phân tích, chứng minh, bàn luận… thì phải rút ra cho mình bài học.

- Thường bài học cho bản thân bao giờ cũng gắn liền với rèn luyện nhân cách cao đẹp, đấu tranh loại bỏ những thói xấu ra khỏi bản thân, học tập lối sống…

6. Độ dài cần phù hợp với yêu cầu đề bài

- Khi đọc đề cần chú ý yêu cầu đề (hình thức bài làm là đoạn văn hay bài văn, bao nhiêu câu, bao nhiêu chữ…) từ đó sắp xếp ý tạo thành bài văn hoàn chỉnh.

Bài tham khảo 3:

– Về luận điểm:

+ Tư tưởng, quan điểm, ý kiến,… đặt ra trong bài hướng tới giải quyết những vấn đề liên quan đến thực tiễn đời sống.

+ Cần diễn đạt một cách rõ ràng, nhất quán và cụ thể.

– Về luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng):

+ Chân thực, tiêu biểu, sinh động, và được rút ra từ thực tiễn đời sống.

+ Cần sự linh hoạt trong nhận thức vấn đề của người viết.

+ Thể hiện ý kiến, quan điểm cá nhân của người viết.

– Về lập luận:

+ Cần rõ ràng, hợp lí, theo một bố cục thống nhất của mỗi dạng nghị luận xã hội.

Bài tham khảo 4:

Bài hịch không phải chỉ hay bằng lý lẽ, lập luận. Xét đến cùng, như đã nêu ở trên, sứ mạng của nó chủ yếu là tác động bằng tình cảm. Đây là thời kỳ văn học chứa phần biệt tách bạch giữa văn sử triết, giữa văn nghệ thuật, văn tình cảm, văn hình tượng với văn nghị luận, chính trị, triết luận.

Bài hịch xét về mặt thể loại vừa là một bài nghị luận (dùng luận điểm, luận cứ, thuyết phục bằng sức mạnh lôgic) vừa là văn nghệ thuật, văn hình tượng thuyết phục bằng tình cảm, cảm xúc.

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác