Tóm tắt kiến thức ngữ văn 8 kết nối bài 3: Hịch tướng sĩ

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 8 kết nối tri thức bài 3: Hịch tướng sĩ. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

VĂN BẢN 1: HỊCH TƯỚNG SĨ

I. TÌM HIỂU VỀ BÀI HỌC

1. Giới thiệu bài học

  • Chủ đề Lời sông núi bao gồm các văn bản với các câu chuyện lịch sử được tái hiện. Mang đến cho người đọc sự cảm nhận khách quan về lịch sử cũng như nhân vật
  • Tên và thể loại của các VB đọc chính và VB đọc kết nối chủ đề:

Tên văn bản

Thể loại

Hịch tướng sĩ

Hịch

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Nghị luận

Nam quốc sơn hà

Thơ

 

2. Tri thức ngữ văn

  • Luận đề

Luận đề là vấn đề được luận bàn trong VB nghị luận. Bài văn nghị luận nào cũng phải có một luận đề. Một VB không có luận đề thì không thể xem là VB nghị luận.

  • Luận điểm

Một văn bản nghị luận muốn thể hiện đầy đủ các nội dung của luận đề thì phải có một hệ thống luận điểm. Mỗi luận điểm thường được triển khai trong một đoạn văn. Muốn nhận diện luận điểm của VB nghị luận cần chú ý câu chủ đề của đoạn.  

  • Mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ bằng chứng trong VB nghị luận.

Trong văn bản nghị luận quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ bằng chứng là quan hệ có tính tầng bậc. Bậc một là luận đề, bậc hai là luận điểm, bậc ba là lí lẽ và bằng chứng. Mối quan hệ của nó có tính hai chiều, quy định lẫn nhau. Ở chiều thứ nhất từ luận đề người viết triển khai thành các luận điểm, mỗi luận điểm lại được diễn giải, chứng minh bằng các lí lẽ và bằng chứng. Ở chiều ngược lại lí lẽ và bằng chứng có tác dụng làm rõ luận điểm. Các luận điểm góp phần làm sáng tỏ luận đề của bài.

II. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

  • Trần Quốc Tuấn hay còn gọi là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (1231 – 1300)  là một danh tiếng đời Trần có công lớn trong ba cuộc kháng chiến chống quân Nguyên- Mông.
  • Trần Quốc Tuấn là một trong 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.
  • Ông được dân gian phong Thánh và lập đền thờ ở rất nhiều nơi
  • Một số tác phẩm tiêu biểu của ông có thể kể đến như: Binh thư yếu lược,  Vạn kiếp tông bí truyền thư.

2. Tác phẩm 

Hịch tướng sĩ hay còn có tên gọi khác là Dụ chư tì tướng hịch văn được ông viết vào năm 1285 trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần 2.
Bố cục : 4 phần

  • Phần 1: Từ đầu cho đến còn lưu tiếng tốt: Nếu những tấm gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách để khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước.
  • Phần 2: Tiếp theo đến ta cũng vui lòng:  Lột tả sự ngang ngược và tội ác của kẻ thù đồng thời nói lên lòng căm thù giặc.
  • Phần 3:  tiếp đến không muốn vui vẻ phỏng có được không?: Phân tích phải trái làm rõ đúng sai
  • Phần 4: Còn lại : Nêu nhiệm vụ cấp bách, khích lệ tinh thần chiến đấu.

III. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN

1. Nêu gương sáng trong sách sử

- Mở đầu, tác giả đã kể tên một loạt các tấm gương sáng trong sử sách trung quân.

  • Tướng: Kỷ Tín, Do Vũ, Cảo Khanh, Kính Đức, Vương Công Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang...
  • Quan nhỏ: Thân Khoái
  • Gia thần: Dự Nhượng

=> Bất kể thời đại nào, bất kể ai từ những viên quan nhỏ cho đến tướng lớn đều được kể tên. Lòng trung quân ái quốc như một luận cứ để làm cơ sở cho các lập luận phía sau.

2. Tố cáo sự ngang ngược của giặc và lòng căm thù giặc sâu sắc

- Tác giả đã phanh phui tội ác dã man của kẻ thù thông qua các hình ảnh:

  • Sứ giặc đi lại nghênh ngang
  • Uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình
  • Đem thân dê chó bắt nạt
  • Đòi ngọc lụa, thỏa lòng tham
  • Thu bạc vàng, để vét của kho
  • Đem thịt mà nuôi hổ đói
  • Sao cho khỏi tai vạ về sau
  • ....

=> Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa để vạch trần tội ác, bản chất tham lam, tàn bạo hống hách của giặc.

=> Những tội ác man rợ nó càng nhen nhóm nên lòng quyết tâm của quân dân nhà Trần. Khích lệ lòng căm thù giặc và khơi gợi nỗi nhục mất nước.

- Tâm sự của vị chủ tướng

- Trước những đau khổ lầm than cùng cực mà nhân dân phải gánh chịu người làm tướng cảm thấy vô cùng day dứt.

  • Ta thường tới bữa quên ăn
  • Nửa đêm vỗ gối
  • Ruột đau như cắt
  • Nước mắt đầm đìa
  • ....

=> Nhịp văn dồn dập, ngắn gọn, ngôn ngữ ước lệ giàu hình ảnh có giá trị biểu cảm lớn. Thể hiện sự sôi sục của vị tướng lĩnh.

=> Hàng loạt các thành ngữ mạnh được sử dụng “ Xả thịt lột da”, “nuốt gan uống máu”, “trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa”.... Nghệ thuật phóng đại dùng điển cố thể hiện lòng yêu nước, sự căm thù giặc và tinh thần sẵn sàng hi sinh vì nghĩa lớn.

3. Phân tích đúng sai, phải trái

a. Mối quan hệ chủ tướng

- Tác giả đã đưa ra mối thân tình giữa chủ và tướng:

  • Các ngươi không có mặc – thì ta cho áo
  • Không có ăn – thì ta cho cơm
  • Quan nhỏ - thì ta thăng chức
  • Lương ít – thì ta cấp bổng
  • Đi thủy – thì ta cho thuyền 
  • Đi bộ - thì ta cho ngựa
  • Cùng sống chết – cùng vui cười

=> Câu văn biền ngẫu nhiều ý, hai vế song hành điệp cấu trúc câu. Thể hiện cách đối xử chu đáo, tạo mối quan hệ khăng khít gắn bó. Nhắc nhở khích lệ ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của bề tôi đối với Vua tình cốt nhục như huynh đệ.

b, Biểu hiện sai trái

- Bên cạnh đó tác giả còn phê phán những biểu hiện sau trái:

  • Tình cảnh đất nước thấy chủ nhục – mà không biết lo
  • Hầu quân giặc – mà không biết tức
  • Thấy nước nhục – mà không biết thẹn
  • Nghe nhạc – không biết căm
  • Chỉ biết đâm đầu vào những thứ trò chơi vô bổ như chọi gà, đánh bạc, săn bắn, uống rượu....
  • Thú vui ruộng vườn, quyến luyến

=> Tác giả phê phán thái độ bàng quan thờ ơ, ăn chơi nhàn rồi chỉ lo vun vén cá nhân mà quên đi danh dự bổn phận, mất cảnh giác, lối sống an hưởng lạc cần được lên án.

- Thảm bại là tất yếu nếu không thay đổi

  • Nếu ham chơi cựa gà trống – áo giáp giặc
  • Mẹo cờ bạc – mưu lược nhà binh
  • Rượng lắm – việc quân cơ
  • Tiền của nhiều – không mua được
  • Chén rượu ngon – giặc say chết
  • Tiếng hát hay – giặc điếc tai

=> Nước mất, nhà tan, bị bắt làm tù binh bị mất tất cả, chịu nhục mang tiếng dơ muôn đời => Cảnh báo bức tranh thảm họa nỗi đau đớn nhục nhã của mất nước thân làm nô lệ.

c. Lời kêu gọi

- Ở phần này tác giả đã thể hiện lời kêu gọi nhưng đồng thời cũng là mệnh lệnh:

  • Học tập binh thư yếu lược
  • Vạch ra hai con đường sống – chết; vinh- nhục
  • Để tướng sĩ thấy rõ và chỉ có thể lựa chọn một con đường: địch hoặc ta

=> Lập luận sắc bén, rõ ràng, thái độ cương quyết. Bày tỏ gan ruột của một chủ tướng yêu nước.

- Việc nhất tề đồng lòng chiến đấu sẽ mang đến nhiều lợi ích:

  • Thái ấp vững bền, bổng lộc được hưởng thụ
  • Gia quyến ấm êm, vợ con bách niên giai lão
  • Tổ tiên được tế lễ, thờ cúng
  • Trăm năm sau còn lưu tiếng thơm

=> Khích lệ động viên đến mức cao nhất ý chí và quyết tâm chiến đấu của tướng sĩ.

IV. TỔNG KẾT

1. Nội dung

Bài hịch là sự kết tinh sâu sắc của truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, là kết tinh của ý chí và sức mạnh quật cường của dân tộc qua mấy trăm năm lịch sử. Qua bài hịch, Trần Quốc Tuấn đã thể hiện mạnh mẽ lòng yêu nước thiết tha và căm thù giặc sâu sắc của vị chủ tướng một lòng vì nước vì dân.

2. Nghệ thuật

  • Là một áng văn chính luận xuất sắc
  • Lập luận chặt chẽ, lý lẽ rõ ràng, giàu hình ảnh, có sức thuyết phục cao
  • Kết hợp hài hòa giữa lý trí và tình cảm
  • Lời văn giàu hình ảnh nhạc điệu.
 

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 3: Hịch tướng sĩ, kiến thức trọng tâm văn 8 kết nối bài 3: Hịch tướng sĩ, nội dung chính bài 3: Hịch tướng sĩ

Bình luận

Giải bài tập những môn khác