Dễ hiểu giải Ngữ văn 8 kết nối Bài 3 Hịch tướng sĩ

Giải dễ hiểu Bài 3 Hịch tướng sĩ. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Ngữ văn 8 Kết nối dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới

VĂN BẢN. HỊCH TƯỚNG

 

TRƯỚC KHI ĐỌC 

CH1. Hãy kể tên một số vị tướng nổi tiếng trong lịch sử nước ta.

Soạn nhanh:

Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Huệ....

CH2. Theo em, vì sao quân Mông - Nguyên ba lần đem quản xâm lược nước ta đều phải chịu thất bại?

Soạn nhanh:

  • Nhà Trần có sự chuẩn bị chu đáo: rèn luyện binh sĩ, chuẩn bị vũ khí, lương thực, tinh thần,..

 - Quân dân nhà Trần có ý chí kiên quyết, đoàn kết đánh giặc. 

ĐỌC VĂN BẢN 

CH1. Điểm chung của các cặp nhân vật lịch sử được nêu tên.

Soạn nhanh:

- Tận trung với chủ, với đất nước mà hi sinh bản thân mình, quyết không đầu hàng.

- Quyết tâm chiến đấu và chiến thắng 

CH2. Mối quan hệ vua - tôi, chủ tướng - tì tướng được Trần Quốc Tuấn viện dẫn làm cơ sở cho những lập luận kế tiếp.

Soạn nhanh:

- Nguyễn Văn Lập giữ thành Điếu Ngư nhỏ như cái đấu, chống với quân Mông Kha đông đến hàng trăm vạn, khiến cho nhân dân đời Tống đến nay còn đội ơn sâu.

- Tì tướng Xích Tu Tư xông vào chỗ lam chướng xa xôi nghìn trùng, đánh bại quân Nam Chiếu trong vài tuần khiến cho quân trưởng đời Nguyên đến nay còn lưu tiếng thơm.

CH3. Những lí lẽ và bằng chứng được Trần Quốc Tuấn sử dụng nhằm lay động cảm xúc của các tì tướng. 

Soạn nhanh:

- Lí lẽ:

+ Ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, ..…đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ.

+ Ta thường tới bữa quên ăn,… ta cũng cam lòng.

- Dẫn chứng:

+ Thác mệnh Hốt Tất Liệt đòi ngọc lụa, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn.

+ Các ngươi không có mặc thì ta cho áo,… chẳng kém gì.

CH4. Các bằng chứng và lí lẽ Trần Quốc Tuấn sử dụng để khẳng định các tì tướng đang suy nghĩ và hành động không đúng.

Soạn nhanh:

- Bằng chứng:

+ Lấy việc chọi gà làm niềm vui… hoặc mê tiếng hát.

- Lí lẽ:

+ Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn.

+ Nếu có giặc Mông Cổ tràn sang, .… tiếng hát không thể làm cho giặc điếc tai.

+ Chẳng những thái ấp … các người muốn vui vẻ phỏng có được không?

CH5. Những lí lẽ Trần Quốc Tuấn dùng để thuyết phục các tì tướng nghe theo lời khuyên của chủ tướng. 

Soạn nhanh:

- " Đặt mồi lửa vào dưới đống củi", " kiềng canh nóng mà thổi rau nguội", huấn luyện các quân sĩ tập dượt, xây dựng một quân đội hùng mạnh,.... 

- Vạch rõ ranh giới giữa hai con đường chính và tà.

- Chỉ có luyện binh đánh giặc mới có thể chiến thắng.

- Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này….trái lời dạy bảo của ta, tức là kẻ nghịch thù.

 SAU KHI ĐỌC 

CH1. Bài hịch được Trần Quốc Tuấn viết ra nhằm mục đích gì?

Soạn nhanh:

Bài hịch được làm để khích lệ tướng sĩ học tập cuốn Binh thư yếu lược.

CH2. Xác định bố cục của bài hịch và nêu rõ vai trò của từng phần trong việc thực hiện mục đích của bài hịch.

Soạn nhanh:

Phần 1. Từ đầu … “còn lưu tiếng tốt”: Nêu gương các bậc trung thần nghĩa sĩ.

Phần 2. Tiếp theo… “ta cũng vui lòng”: Vạch trần tội ác của giặc và lòng căm thù của vị chủ tướng.

Phần 3. Tiếp theo… “vui vẻ phỏng có được không?”: Sai trái của tướng sĩ dưới quyền.

Phần 4. Còn lại: Lời kêu gọi tướng sĩ ra sức học tập “Binh thư yếu lược”.

CH3. Hãy chỉ ra những điểm chung của các cặp nhận vật lịch sử được nêu ở phần đầu bài hịch. Tác giả đã nêu hành động của tám cặp nhân lịch sử này để minh chứng điều gì?

Soạn nhanh:

Các gương trung thần nghĩa sĩ hi sinh vì chủ:

  • Quá khứ: Kỷ Tín, Do Vu, Dự Nhượng, Kính Đức, Cao Khanh
  • Hiện tại: Vương Công Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang...

=> Tinh thần quên mình vì chủ, vị vua, vì nước.

 CH4. Để khơi gợi những cảm xúc mạnh mẽ trong lòng các tì tướng và thuyết phục họ, Trần Quốc Tuấn đã nhắc đến nhiều hiện tượng trong thực tế. Đó là những hiện tượng nào?

Soạn nhanh:

-  Tội ác và sự ngang ngược của giặc: Đi lại nghênh ngang, sỉ mắng triều đình, bắt nạt tể phụ, đòi ngọc lụa, thu bạc vàng… "Bạo ngược, tham lam, vô đạo."

- Hình ảnh ẩn dụ: lưỡi cú diều, thõn dê chó

- Giọng văn mỉa mai, châm biếm

⇒ Khắc hoạ hình ảnh kẻ thù, gợi cảm xúc căm phẫn cho người đọc, bộc lộ sự căm ghét, khinh bỉ

- Nỗi lòng chủ tướng: “Ta thường tới bữa quên ăn…ta cũng cam lòng”

- Nghệ thuật:

   + Dựng nhiều dấu phẩy và dấu chấm phẩy

   + Nhiều động từ chỉ trạng và hành động mãnh liệt như: quên ăn, vỗ gối, xẻ thịt, lột da, nuốt gan, uống máu…

⇒ + Cực tả niềm uất hận dâng lên trong lòng người chủ tướng

   + Khơi gợi sự đồng cảm ở người đọc, người nghe.

CH5. Tác giả đã dùng những bằng chứng và lí lẽ nào để chứng minh các tì tướng đã suy nghĩ, hành động không đúng?

Soạn nhanh:

 Phê phán sai lầm của tướng sĩ

- Phê phán hành động hưởng lạc, thái độ bàng quan trước vận mệnh đất nước.

- Ham thú vui tầm thường: chọi gà, cờ bạc, săn bắn, ruợu ngon...

"Thái độ phê phán dứt khoát

CH6. Tác giả đã chọn cách diễn đạt như thế nào để lời hịch có sức tác động lớn đến nhận thức và tình cảm của các tì tướng? Hãy phân tích một ví dụ mà em cho là tiêu biểu cho cách diễn đạt đó.

Soạn nhanh:

Bài hịch chuyển sang một giọng văn vừa lâm ly thống thiết, vừa là cố tình chọc vào,cứa vào lòng tự hào, tự trọng, ý thức về liêm sỉ của tướng sĩ nhà Trần vốn nổi tiếng với “hào khí Đông Á với tinh thần sắt thép, với thái độ quyết đánh của hội nghị Diên Hồng.

Phân tích một ví dụ: 

“Ta thường tới bữa quên ăn, …nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng”.

Ấy là một vị tướng hết sức nhân hậu, gắn bó với quân sĩ bằng một tình cảm ruột thịt, như tình cha con một nhà “Không có mặc thì ta cho áo, không cổ ăn thì ta cho cơm (…) lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết (…) thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái thường để đãi nguỵ sứ mà không biết căm (…) nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không thổ đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh”. Đến lúc ấy “chẳng những gia quyến của ta bị tan mà vợ con các ngươi cũng khốn; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên: chẳng những thân xa kiếp này chịu nhục, mà đến trăm ngưm sau, tiếng dơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà đến gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang tiếng là tướng bại trận. Lúc bây giờ, dẫu các ngươi muôn vui vẻ phỏng có được không?”

CH7. Với tư cách là chủ tướng, Trần Quốc Tuấn đã dùng những lí lẽ nào để kêu gọi các tì tướng phải rèn tập võ nghệ, học tập cuốn Binh thư yếu lược, chuẩn bị cho việc đánh giặc, giữ nước?

Soạn nhanh:

Lời hịch khẳng định sự thống nhất chặt chẽ giữa lợi ích của triều đình, của chủ lương với lợi ích của các tướng sĩ: “Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày, không cổ mặc thì lạ cho áo, không có ăn thì ta cho cơm, quan thấp thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng…”

CH8. Từ bài hịch này, em rút ra được bài học gì cho bản thân khi viết một bài văn nghị luận?

Soạn nhanh:

Bài hịch xét về mặt thể loại vừa là một bài nghị luận (dùng luận điểm, luận cứ, thuyết phục bằng sức mạnh lôgic) vừa là văn nghệ thuật, văn hình tượng thuyết phục bằng tình cảm, cảm xúc.

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC 

Đề bài: Viết đoạn văn ( khoảng 7 - 9 câu) về một truyền thống đáng tự hào của dân tộc Việt Nam. 

Gợi ý:

Ngày nay, khi đất nước đã hòa bình, tinh thần yêu nước ấy đã được giữ vững và phát huy. Là một học sinh nắm trong tay tương lai của đất nước, em sẽ phát huy lòng yêu nước ấy bằng những hành động thiết thực. Lòng yêu nước xuất phát tình yêu thương với ông bà, cha mẹ, có ý thức bảo vệ môi trường sống, … đây là nền tảng của lòng yêu nước sau này. Ngoài ra, chúng ta là thế hệ măng non của đất nước, gánh trên vai trọng trách xây dựng, bảo vệ và phát triển nước nhà ”đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ mong muốn.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác