Dễ hiểu giải Ngữ văn 8 kết nối bài 3: Tiếng Việt Thực hành đọc

Giải dễ hiểu bài 3: Tiếng Việt Thực hành đọc. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Ngữ văn 8 Kết nối dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới

TIẾNG VIỆT. THỰC HÀNH ĐỌC

CH1. Tìm đọc một số văn bản truyện viết về đề tài lịch sử, một số bài thơ Đường luật (bát cú và tuyệt) viết về vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống con người trong quá khứ, một số văn bản nghị luận xã hội viết về những vấn đề liên quan đến đất nước và con người Việt Nam. Ghi vào nhật kí đọc sách những thông tin cơ bản mà em thu nhận được từ văn bản.

Soạn nhanh: 

Nguồn gốc

      Thể thơ thất ngôn bát cú là cổ thi, xuất hiện sớm ở Trung Quốc. Đến đời nhà Đường mới được các nhà thơ đặt quy định cụ thể, rõ ràng, kéo dài trong chế độ phong kiến. 

Luật bằng trắc

      Cách sắp xếp các thanh bằng, trắc theo kiểu "Nhất, tam, ngũ bất luận. Nhị, tứ, lục phân minh". Tức là nếu tiếng thứ 2 là thanh bằng thì tiếng thứ 4 là thanh trắc, tiếng thứ 6 thanh bằng (nếu câu đầu là 2 = bằng, 4 = trắc, 6 = bằng thì câu kế tiếp sẽ là 2 = trắc, 4 = bằng, 6 = trắc). 

Thất ngôn bát cú theo Đường luật: Có quy luật nghiêm khắc về Luật, Niêm và Vần và có bố cục rõ ràng.

Ví dụ như bài thơ tự tình hai của Hồ Xuân Hương: 

“Canh khuya văng vẳng trống canh dồn

………………………………

Mảnh tình xan xẻ tí con con. ”

      Ở đây ta thấy chữ dồn hiệp chữ “non”, “tròn”, “hòn”, “con”.=> gieo vần chân.

   Cấu trúc   

Về cấu trúc của bài thơ theo thể thất ngôn bát cú thì chúng ta có bốn phần :đề thực luận kết. Hai câu đề: giới thiệu, hai câu thực: triển khai ý của câu đầu; hai câu luận: ý tưởng chính của nhà thơ; hai câu kết: nhấn mạnh những cảm xúc.

CH2.  Trao đổi với các bạn về:

- Chủ đề, bối cảnh. cốt truyện. nhân vật, ngôn ngữ trong một truyện lịch sử.

- Chủ đề, một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bái cú và thơ tử tuyệt Đường luật (bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối) thể hiện qua bài thơ đã đọc.

- Luận đề, luận điểm, li lẽ và bằng chứng  biểu; sự khác biệt giữa lí lẽ. bằng chứng khách quan (có thể kiểm chứng được) với ý kiến đánh giả chủ quan của người viết trong văn bản nghị luận.

Soạn nhanh: 

Vần điệu: nên gieo vần ở cuối các câu 1-2-4-6-8 xen kẻ tiếng không có dấu và tiếng có dấu huyền. Ngoài ra chúng ta nên cố gắng gieo vần chính vận. Để cho bài thơ có âm điệu hay thì mẹo nhỏ cho các bạn là hãy để tiếng thứ 4 và tiếng thứ 7 của những câu luật trắc vần bằng không nên dùng trùng một thanh bằng.

CH3. Học thuộc lòng một số đoạn thơ, bài thơ Đường luật (bát cú, tứ tuyệt) em yêu thích.

Soạn nhanh: 

  1. Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến) …
  2. Thu điếu (Nguyễn Khuyến) ...
  3. Cảm xuân (Tản Đà) ...
  4. Thu ẩm (Nguyễn Khuyến) ...
  5. Qua đèo ngang (Bà Huyện Thanh Quan) ...
  6. Thương vợ (Trần Tế Xương) …

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác