Dễ hiểu giải Ngữ văn 8 kết nối Bài 5 Tiếng Việt củng cố, mở rộng

Giải dễ hiểu Bài 5 Thực hành Tiếng Việt. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Ngữ văn 8 Kết nối dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

TIẾNG VIỆT. CỦNG CỐ, MỞ RỘNG

CH1. Nêu các thủ pháp trào phúng của thể loại hài kịch, truyện cười qua các văn bản đã học trong bài.

Soạn nhanh:

Châm biếm - mỉa mai, đả kích, hài hước. 

CH2. Từ các văn bản đã học đó, em nhận thấy tiếng cười có sức mạnh như thế nào đối với đời sống con người?

Soạn nhanh:

Tiếng cười trong các văn bản đó mua vui cho người đọc đồng thời phê phán những thói hư, tật xấu của con người.

CH3. Tìm đọc một số vở hài kịch và truyện cười viết về những thói xấu của con người. Chọn trong số đó một tác phẩm em thích nhất và trả lời các câu hỏi sau:

a. Tác phẩm phê phán thói xấu nào?

b. Thủ pháp trào phúng là gì?

c. Chi tiết nào em thấy thú vị nhất?

Soạn nhanh:

a. Tác phẩm Thầy bói xem voi phê phán: cả năm thầy đều xem phiến diện voi, đều không chịu lắng nghe ý kiến.

b. Thủ pháp trào phúng: Cách các thầy bói xem voi và phán về voi là: dùng tay để sờ vì mắt các thầy đều mù.

c. Chi tiết thú vị nhất: 

+ Sờ vòi thì thấy sun sun như con đỉa

+ Sờ ngà thì thấy chần chẫn như cái đòn càn

+ Sờ chân thì thấy sừng sững như cái cột đình

+ Sờ đuôi thì thấy tua tủa như cái chổi sể cùn

+ Sờ tai thì thấy bè bè như cái quạt thóc.

CH4.  "Cười là một hình thức chế ngự cái xấu." (Phương Lựu - Trần Đình Sử - Lê Ngọc Trà, Lí luận văn học, tập 1, NXB Giáo dục, 1986, tr. 241).

Hãy viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.

Soạn nhanh: 

Cái hài trong truyện cười dân gian được biểu hiện qua tiếng cười ở nhiều góc độ: cái cười đả kích, châm biếm, giễu cợt, cái cười vui, trên cơ sở phản ánh các hiện tượng xã hội đa dạng của đời sống con người. Truyện cười dân gian là sản phẩm nghệ thuật của nhân dân lao động, ở đó, nhân dân đã dùng tiếng cười như một vũ khí của chính nghĩa, của đạo đức để lên án cái xấu, cái phi nghĩa, vô đạo đức. Cái cười tố cáo, quan lại, vua chúa tham lam, dâm ô, trụy lạc, buôn thần, bán thánh là tiếng cười trí tuệ, vượt xa cái cười giải trí. Nó phơi bày ung nhọt của xã hội, sự mục rỗng của xã hội. 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác