Dễ hiểu giải Ngữ văn 8 kết nối Bài 1 Ta đi tới ( Tố Hữu)

Giải dễ hiểu Bài 1 Ta đi tới ( Tố Hữu). Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Ngữ văn 8 Kết nối dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

VĂN BẢN. TA ĐI TỚI 

 

SAU KHI ĐỌC 

CH1. Đọc trích đoạn bài thơ, em hình dung như thế nào về bối cảnh lịch sử (không gian, thời gian, những sự kiện quan trọng....) đã gợi nguồn cảm hứng thơ ca cho tác giả?

Soạn nhanh:

Không gian: rộng được tác giả nhắc nhiều qua các địa danh trên khắp mọi miền tổ quốc. 

Thời gian: ban ngày 

Thời điểm: tháng 8 năm 1954 cuộc cách mạng kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi. 

=> Bài thơ Ta đi tới ca ngợi chiến thắng, vừa gợi suy nghĩ về đoạn đường sắp tới. 

CH2. Nhìn lại chặng đường cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp "ba ngàn ngày không nghỉ" nhà thơ đã bộc lộ cảm xúc gì? Theo em, đây chỉ là cảm xúc của cá nhân nhà thơ hay còn là cảm xúc chung của cộng đồng? Vì sao?

Soạn nhanh:

Nhà thơ đã bộc lộ tình cảm yêu cách mạng, yêu nước trong những năm chiến đấu gian khổ. 

Đây chính mục tiêu chung của dân tộc Việt Nam, nên cảm xúc cá nhân của tác giả đã hòa vào cảm xúc chung của cả cộng đồng. 

CH3. Xác định hình ảnh trung tâm của đoạn trích. Hình ảnh đó có mối liên hệ với những hình ảnh nào khác trong đoạn trích?

Soạn nhanh:

Hình ảnh trung tâm của đoạn trích là nhân vật trữ tình "ta". Hình ảnh này có thể là Quân dân ta/ Nhân dân/ Dân tộc/ Những người dân nước Việt. 

CH4. Những địa danh nào được nhắc đến trong đoạn trích? Theo em, việc xuất hiện mỗi loạt địa danh như vậy mang lại hiệu quả gì trong việc thể hiện tình cảm của tác giả?

Soạn nhanh:

Những địa danh: Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên, Tây Bắc, Điện Biên, sông Lô, Bình Ca, Phú Thọ, Trung Hà, Hưng Hóa, khu Ba, khu Bốn, sông Thao, Nam Bộ, Tiền Giang, Hậu Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Nam - Ngãi, Bình - Phú, Khánh Hòa, Phan Rang, Phan Thiết, Tây Nguyên, Kom Tum, Đắc Lắc, khu Năm, sông Hương, bến Hải, cửa Tùng. 

  • Chứng tỏ niềm vui hân hoan trong ngày chiến thắng Điện Biên đã trải khắp từ Bắc vào Nam.

CH5. Trong đoạn trích, tác giả sử dụng lặp đi lặp lại cấu trúc: "Ai...", "Đường...". Hãy phân tích tác dụng biện pháp nghệ thuật ấy.

Soạn nhanh:

Điệp cấu trúc "Ai...", "Đường..." 

  • những khó khăn, vất vả khi hành quân; ca ngợi những tấm gương anh hùng

CH6. Nhận xét về cách đặt nhan đề của bài thơ.

Soạn nhanh:

Nhan đề vừa ca ngợi chiến thắng, vừa gợi suy nghĩ về con đường đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác