Dễ hiểu giải Ngữ văn 8 kết nối Bài 1 Quang Trung đại phá quân Thanh

Giải dễ hiểu Bài 1 Quang Trung đại phá quân Thanh. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Ngữ văn 8 Kết nối dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

VĂN BẢN. QUANG TRUNG ĐẠI PHÁ QUÂN THANH

HỒI THỨ MƯỜI BỐN

 

TRƯỚC KHI ĐỌC

CH1. Hãy kể tên một số nhân vật lịch sử mà em biết. Em thích nhất nhân vật nào? Vì sao? 

Soạn nhanh:

Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn 

Ông đã ba lần tổng chỉ huy quân dân Đại Việt cản phá quân Nguyên - Mông hung bạo, đánh cho chúng thất điên bát đảo. Với tài thao lược, trí đũng song toàn, Trần Hưng Đạo luôn sống mãi trong lòng mọi người dân đất Việt.

CH2. Chia sẻ những hiểu biết của em về người anh hùng Quang Trung - Nguyễn Huệ. 

Soạn nhanh:

Nguyễn Huệ (1755 - 1792), còn gọi là vua Quang Trung, là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai chính quyền phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thể kỉ thứ 18.

ĐỌC VĂN BẢN 

CH1. Thời điểm diễn ra các sự kiện và thái độ, phản ứng của Bắc Bình Vương 

Soạn nhanh:

- Ngày 25/11 năm Mậu Thân, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung.

- Ông chia quân làm 5 đạo tiến ra Bắc Hà, đạo chủ lực do Quang Trung chỉ hủy tiến thẳng vào Thăng Long.

* Diễn biến:

- Đêm 30 tết, quân ta vượt sông Gián Khẩu tiêu diệt gọn quân địch ở đồn tiền tiêu.

- Đêm mùng 3 tết, bao vây tiêu diệt đồn Hà Hồi.

- Đêm mùng 5 tết, quân ta tấn công và hạ đồn Ngọc Hồi.

* Kết quả: Trong vòng 5 ngày đêm, quân ta quét sạch 29 vạn quân Thanh.
* Thái độ: nghiêm túc, dũng cảm, mưu trí, ... 

CH2. Những công việc Quang Trung đã tiến hành và thời điểm nhà vua hạ lệnh xuất quân. 

Soạn nhanh:

  • Nhà vua hạ lệnh xuất quân.
  • Tế cáo trời đất cùng với các thần sông, thần núi; 
  • Chế ra áo cổn mũ miện. 
  • Lên ngôi hoàng đế
  • Hạ lệnh xuất quân. 

CH3. Nội dung lời dụ quân lính của vua Quang Trung.

Soạn nhanh:

- Khẳng định chủ quyền dân tộc; lên án, tố cáo hành động của quân giặc.

- Nhắc lại truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc; kêu gọi quân sĩ đồng tâm hiệp lực chống giặc.

- Đề ra kỉ luật nghiêm minh.

* Tác dụng:

- Lời phủ dụ được xem như một bài hịch ngắn gọn, kích thích lòng yêu nước và ý chí quật cường của dân tộc.

- Có ý nghĩa củng cố, chấn chỉnh quân đội

CH4. Lời của vua Quang Trung nói với các tướng lĩnh.

Soạn nhanh:

Các ngươi đem thân thờ ta, đã làm chức tướng soái. Ta giao cho toàn hạt cả 11 thừa tuyên, lại cho tùy tiện làm việc. Vậy mà giặc đến không đánh nổi một trận, mới nghe tiếng đã chạy trước...... 

CH5. Theo em, kết quả trận đánh giữa quân Tây Sơn và quân Thanh sẽ như thế nào? Dựa vào đâu em dự đoán như vậy? 

Soạn nhanh:

Quân Tây Sơn sẽ thắng vì họ đã chuẩn bị kĩ lưỡng, đánh bất ngờ. Dựa vào tài cầm quân của vua Quang Trung. 

CH6. Em có đoán đúng kết quả trận đánh không? 

Soạn nhanh:

Em đã dự đoán đúng kết quả trận đánh. 

CH7. Những chi tiết miêu tả hành động, thái độ của Tôn Sĩ Nghị. 

Soạn nhanh:

Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp, dẫn bọn lính kị mã của mình chuồn trước qua cầu phao, rồi nhằm hướng bắc mà chạy.

CH8. Hành động, thái độ của vua Lê Chiêu Thống khi nghe tin quân Tây Sơn kéo vào thành. 

Soạn nhanh:

Vội vã cùng bọn Lê Quỳnh, Trịnh hiến đưa thái hậu ra ngoài. Cả bọn chạy đến bến sông thì cầu phap đã đứt, thuyền bè cũng không, bèn gấp rút chạy đến Nghi Tàm, gặp được chiếc thuyền đánh cá vội cướp lấy rồi chèo sang bờ Bắc. 

SAU KHI ĐỌC 

CH1. Đoạn trích có thể chia thành mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần. 

Soạn nhanh:

 Phần 1: Từ đầu đến “…ngày 25 tháng chạp năm Mậu thân 1788”: nghe tin Quân Thanh đã chiếm thành, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế rồi cầm quân dẹp giặc.

 Phần 2: Từ đoạn “Quang Trung tự mình đốc suất…rồi kéo vào thành”: cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng.

Phần 3: Từ đoạn “ Tôn Sĩ Nghị và vua Lê… lấy làm xấu hổ”: sự thất bại của quân Thanh, tình trạng thảm hại của Lê Chiêu Thống.

CH2. Em hãy liệt kê những nhân vật và sự kiện lịch sử được tác giả đề cập trong văn bản.

Soạn nhanh:

  • Nhân vật: Nguyễn Văn Tuyết, Bắc Bình Vương, Nguyễn Nhạc, Hàm Hổ hầu, Tôn Sĩ Nghị, Lê Chiêu Thống, 
  • Sự kiện: 

+ Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh 

+ Trận đánh Ngọc Hồi - Đống Đa 

+ Sự bỏ chạy của các vua Lê 

CH3. Tìm những chi tiết tiêu biểu miêu tả thái độ, lời nói và hành động của Bắc Bình Vương khi nghe tin báo quân Thanh xâm lược nước ta. Những chi tiết đó cho thấy đặc điểm tính cách gì của nhân vật?

Soạn nhanh:

  • Chi tiết: Bắc Bình Vương biết tin báo giận lắm, liền họp các tướng sĩ, định thân chinh cầm quân đi ngay. 
  • Hành động: tế cáo trời đất cùng với các thần sông, thần núi; chế ra áo cổn mũ miện, lên ngôi hoàng đế, đổi năm thứ 11 niên hiệu Thái Dức của vua Tây Sơn Nguyễn Nhạc làm năm đầu niên hiệu Quang Trung, lễ xong, hạ lệnh xuất quân. 
  • Là một quân tử yêu nước, thương dân, là người có tầm nhìn xa trông rộng. 

CH4. Nêu cảm nhận của em về nhân vật vua Quang Trung được khắc họa trong đoạn trích, qua đó nhận xét cảm hứng của tác giả đối với vị anh hùng dân tộc này. 

Soạn nhanh:

Quang Trung chính là nhà quân sự thiên tài. Trong hoạt động quân sự, ông đã chủ động tập trung lực lượng đánh vào những mục tiêu chiến lược trọng yếu nhất và hành động liên tục, bất ngờ, chớp nhoáng, quyết liệt làm cho đối phương không kịp đối phó.

CH5. Nhân vật Lê Chiêu Thống được khắc họa rõ nét qua những chi tiết tiêu biểu nào? Phân tích một chi tiết đặc sắc, thể hiện rõ bản chất của nhân vật Lê Chiêu Thống, qua đó thấy được thái độ của tác giả đối với nhân vật này.

Soạn nhanh:

Vua Lê Chiêu Thống và bề tôi trung thành chỉ vì lợi ích riêng của dòng họ mà mù quáng “cõng rắn cắn gà nhà”, cấu kết với nhà Thanh, để rồi đặt vận mệnh của dân tộc vào tay kẻ thù phương Bắc vốn không đội trời chung.  Kết cục ông phải trả giá là chịu chung số phận thảm hại của kẻ vong quốc: “chạy bán sống, bán chết”, nhịn đói để trốn, ông cùng kẻ cầu cạnh chỉ biết “nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt”. 

CH6. Sự đối lập giữa hai nhân vật Quang Trung và Lê Chiêu Thống, giữa quân Tây Sơn và quân Thanh có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của đoạn trích? Hãy khái quát chủ đề đó.

Soạn nhanh:

Ca ngợi chiến công hiển hách của vua Quang Trung, nổi bật hình tượng vị anh hùng áo vải, vị hoàng đế với trí tuệ sáng suốt, mạnh mẽ và quyết đoán.

Chủ đề: Quang Trung – người anh hùng áo vải, vị hoàng đế với trí tuệ sáng suốt, mạnh mẽ và quyết đoán. 

CH7. Ở đoạn trích này, những yếu tố đặc trưng nào của truyện lịch sử đã được tác giả sử dụng? Hãy nhận xét về nghệ thuật kể chuyện lịch sử của tác giả.

Soạn nhanh:

Theo lối biên niên, kể về các biến cố lịch sử qua các thời đại, tái hiện lại các nhân vật lịch sử, các cuộc chiến tranh, các hoạt động bang giao. Tác phẩm viết về đề tài lịch sử này có sự sáng tạo trên các sử liệu xác thực trong lịch sử.

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC 

CH: Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) nêu cảm nhận về một chi tiết trong văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất. 

Soạn nhanh:

Mờ sáng ngày mồng 5 Tết, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi. Đây là đồn quan trọng nhất của địch với hàng vạn quân tinh nhuệ đóng giữ. Vua Quang Trung truyền lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền ba tấm làm thành một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, tất cả là hai mươi bức. Đoạn kén hạng lính khoẻ mạnh, cứ mười người khênh một bức, lưng giắt đao ngắn, dàn thành trận chữ "nhất". Nhân có gió bắc, quân Thanh liền dùng ống phun khói lửa hòng làm quân Nam rối loạn. Quang Trung liền gấp rút sai dội khiêng ván vừa che vừa xông thẳng lên trước. Quân Thanh không chống đỡ nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác