Dễ hiểu giải Ngữ văn 8 kết nối bài 5: Ôn tập học kì 1 ( phần 2)
Giải dễ hiểu bài 5: Ôn tập học kì 1 ( phần 2). Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Ngữ văn 8 Kết nối dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
ÔN TẬP HỌC KÌ I
ÔN TẬP KIẾN THỨC
CH2. Lập bảng so sánh đặc điểm các thể loại theo mẫu sau ( làm vào vở):
Thể loại | Những điểm giống nhau | Những điểm khác nhau |
Hài kịch | ||
Truyện cười | ||
Thơ trào phúng |
Lời giải:
Thể loại | Những điểm giống nhau | Những điểm khác nhau |
Hài kịch | Thông qua tiếng cười mỉa mai châm biếm để phê phán thói hư tật xấu của con người. | Trình bày dạng hài kịch với những đoạn hội thoại đặc sắc giữa các nhân vật. |
Truyện cười | Thông qua tiếng cười mỉa mai châm biếm để phê phán thói hư tật xấu của con người. | Những câu chuyện dân gian ngắn gọn sử dụng ngôn từ giản dị và có các tình huống bất ngờ, hài hước. |
Thơ trào phúng | Thông qua tiếng cười mỉa mai châm biếm để phê phán thói hư tật xấu của con người. | Trình bày dưới hình thức một bài thơ phơi bày những thói hư tật xấu đồng thời thể hiện tình cảm, thái độ của tác giả. |
CH3. Nêu những nét giống nhau và khác nhau về thi luật giữa thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt Đường luật.
Soạn nhanh:
- Giống:
+ Đều là thể thơ Đường luật
+ Đều có 7 chữ trên 1 câu
- Khác:
+ Thất ngôn tứ tuyệt thì có 4 câu trên 1 bài
+ Thất ngôn bát cú thì có 8 câu trên 1 bài.
CH 4. Lập bảng vào vở theo mẫu sau để hệ thống hóa các kiến thức tiếng Việt đã được học trong học kì I:
STT | Nội dung tiếng Việt | Khái niệm cần nắm vững | Dạng bài tập thực hành |
Soạn nhanh:
STT | Nội dung tiếng Việt | Khái niệm cần nắm vững | Dạng bài tập thực hành |
1 | Biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương | Biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương | - Nhận biết biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương - Sử dụng biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương |
2 | Từ tượng hình và từ tượng thanh Biện pháp tu từ đảo ngữ | Từ tượng hình và từ tượng thanh Biện pháp tu từ đảo ngữ | - Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh, biện pháp tu từ đảo ngữ - Nêu tác dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh, biện pháp tu từ đảo ngữ |
3 | Đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp Đoạn văn song song và đoạn văn phối hợp | Đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp Đoạn văn song song và đoạn văn phối hợp | Nhận biết: - Đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp - Đoạn văn song song và đoạn văn phối hợp Nêu tác dụng của: - Đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp - Đoạn văn song song và đoạn văn phối hợp Tạo lập: - Đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp - Đoạn văn song song và đoạn văn phối hợp |
4 | Yếu tố Hán Việt thông dụng Sắc thái nghĩa của từ ngữ | Sắc thái nghĩa của từ ngữ | - Giải nghĩa và sử dụng yếu tố/từ ngữ chứa yếu tố Hán Việt - Phân biệt sắc thái nghĩa và sử dụng từ ngữ phù hợp theo sắc thái |
5 | Câu hỏi tu từ Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn | Câu hỏi tu từ Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn | Nhận biết: - Câu hỏi tu từ - Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn Nêu tác dụng của việc sử dụng: - Câu hỏi tu từ - Nghĩa hàm ẩn Giải thích nghĩa một số câu tục ngữ thông dụng |
Bình luận