Dễ hiểu giải Ngữ văn 8 kết nối Bài 5 Trưởng giả học làm sang
Giải dễ hiểu Bài 5 Trưởng giả học làm sang. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Ngữ văn 8 Kết nối dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
VĂN BẢN. TRƯỞNG GIẢ HỌC LÀM SANG
TRƯỚC KHI ĐỌC
CH: Hãy chia sẻ những cảm nhận của em về về một diễn viên hài hoặc bộ phim, tiểu phẩm, chương trình hài mà em yêu thích.
Soạn nhanh:
Em được biết đến bác ấy qua vai diễn Bắc Đẩu trong chương trình Gặp nhau cuối năm của VTV. Ngay từ lần đầu tiên, em đã hết sức ấn tượng với nét diễn tự nhiên và duyên dáng của bác.
Suốt bao năm làm nghề, ngoài phim hài, nghệ sĩ Công Lý cũng tham gia đóng nhiều bộ phim chính kịch hay và nổi tiếng. Chính vì vậy, em luôn yêu quý và ngưỡng mộ bác.
ĐỌC VĂN BẢN
CH1. Cách trình bày văn bản kịch bản ( chỉ dẫn, lời thoại).
Soạn nhanh:
Chỉ dẫn: nêu rõ các chương hồi cụ thể
Lời thoại: được dịch sang tiếng Việt hoàn thiện.
CH2. Chi tiết thợ may may áo áo ngược hoa.
Soạn nhanh:
Ai cũng biết rằng khi may áo, hoa phải hướng lên trên. Không biết bác phó may do kém cỏi, do sơ suất hay do cố tình biến ông Giuốc - đanh thành trò cười mà lại may bộ lễ phục ngược hoa.
CH3. Các cách gọi của thợ bạn dành cho ông Giuốc - đanh
Soạn nhanh:
Từ "ông lớn" đến "cụ lớn" đến "đức ông".
CH4. Tại sao lời thoại của nhân vật Ni - côn chủ yếu là tiếng cười?
Soạn nhanh:
Lão Giuốc-đanh trọc phú dốt nát chỉ vì thói học đòi làm sang mà bị bác phó may và chú thợ phụ lợi dụng để kiếm chác.
SAU KHI ĐỌC
CH1. Trang phục của ông Giuốc-đanh được diễn tả ở những chi tiết nào trong đoạn trích?
Soạn nhanh:
– Những tên thợ phục mặc lễ phục cho ông, ông đi đi lại lại phô cái áo mới, đều bước theo điệu nhạc thật chẳng khác nào chú hề
– Những lời đối thoại của ông Giuốc- đanh với bọn thợ phụ, chúng gọi ông là “ông lớn”, “cụ lớn” rồi “đức ông” để moi tiền
⇒ Nhân vật ông Giuốc- đanh mê muội, ngu dốt, ngờ nghệch, chỉ vì thói đòi học làm sang nên đã bị lợi dụng.
CH2. Ở Lớp II, Hồi thứ ba, hành động cười của nhân vật Ni-côn cho biết điều gì về bộ trang phục của ông Giuốc-đanh? Nếu em là nhân vật Ni-côn, em có thấy bộ trang phục của ông Giuốc-đanh là đáng cười không? Vì sao?
Soạn nhanh:
Hành động cười của nhân vật Ni-côn cho thấy trang phục của ông Giuốc- đanh rất lố lăng. Giuốc đanh bực mình lắm nhưng khi nghe bác phó may nói quý tộc thường mặc thế thì ông lại thôi, vì cốt sao ông mặc cho giống một quý tộc là được. Điều đáng buồn cười thứ hai là bác phó chẳng biết là do vụng hay do cố tình đã may hoa chúc xuống phía dưới.
CH3. Ông Giuốc-đanh đặt làm trang phục với mong muốn gì? Hãy chỉ ra nét tính cách nổi bật ở nhân vật và giải thích vì sao ông dễ dàng bị những người thợ may lừa mị, lợi dụng và trở thành đáng cười trong mắt người hầu.
Soạn nhanh:
Ông Giuốc - đanh đặt làm trang phục với mong muốn trở thành quý tộc, được bước chân vào giới thượng lưu.
Khi ông Giuốc-đanh vừa mặc xong bộ lễ phục là được tay thợ phụ tôn xưng là “ông lớn” ngay, khiến ông sung sướng vì tưởng rằng cứ mặc lễ phục vào là nghiễm nhiên trở thành quý phái. Ông dễ dàng bị thợ may lừa mị, lợi dụng và trở thành đáng cười trong mắt người hầu bởi ông Giuốc-đanh ngu dốt chẳng biết gì, chỉ vì thói học đòi làm sang mà bị bác phó may và tay thợ phụ lợi dụng để kiếm chác.
CH4. Lời thoại trong các lớp kịch có gì đáng chú ý?
Soạn nhanh:
Trong lớp kịch này, Mô-li-e sử dụng hai kiểu ngôn ngữ là ngôn ngữ trực tiếp của nhân vật và ngôn ngữ kể chuyện của tác giả.
CH5. Xoay quanh sự việc mặc trang phục của ông Giuốc-đanh, em hãy chỉ ra những nét tương phản trong hành động của ông Giuốc-đanh và các nhân vật.
Soạn nhanh:
Chú thợ phụ quả là có cái mũi rất tinh, đánh hơi được miếng mồi béo bở: kẻ thích nịnh có cả một túi tiền to. Giuốc-đanh không tiếc tiền vì đang khao khát danh vọng và dù có biết tỏng sự tôn vinh ấy là giả tạo đi chăng nữa thì lão vẫn cứ thích mê.
ĐỌC VĂN BẢN
CH6. Nêu một vài thủ pháp trào phúng trong đoạn trích.
Soạn nhanh:
Điều đó khiến cho Giuốc-đanh sướng lắm và cứ tưởng rằng hễ mặc lễ phục vào là nghiễm nhiên trở thành quý tộc: Ấy đấy, ăn mặc theo lối quý phái thì thế đấy Ị Còn cứ bo bo giữ kiểu cũ quần trưởng giả thì đời nào được gọi là “ông lớn”. Chúng ta hãy lắng nghe lời đối thoại giữa chú thợ phụ và con người mắc bệnh ảo tưởng Giuốc-đanh
CH7. Giả sử em được đóng vai ông Giuốc-đanh để diễn đoạn trích này, em sẽ chọn trang phục, thể hiện dáng vẻ, điệu bộ của nhân vật như thế nào?
Soạn nhanh:
Giả sử em được đóng vai ông Giuốc-đanh để diễn đoạn trích này, em sẽ chọn trang phục mặc áo khoác, áo gi-lê, quần ống túm. Áo gi-lê được trang trí nhiều nhất với họa tiết thêu và hoa văn trên vải. Loại ren đăng-ten jabot vẫn tiếp tục được sử dụng để viền cổ áo. Quần ống túm (breeches) thường dừng lại ở đầu gối, với tất trắng đi bên dưới và gót giày bản vuông lớn.
CH8. Theo em, trong cuộc sống hiện nay còn có những người như ông Giuốc-đanh không?
Soạn nhanh:
Trong cuộc sống hiện nay còn có rất nhiều người như ông Giuốc- đanh bởi thói học đòi làm sang.
VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC
Đề bài: Viết đoạn văn khoảng 7 - 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về chi tiết phó may may áo ngược hoa trong đoạn trích trên.
Soạn nhanh:
Chi tiết phó may may áo ngược hoa trong đoạn trích trên là đoạn có kịch tính cao. Điều đáng buồn cười thứ nhất là lễ phục của giai cấp quý tộc châu Âu trước kia thường được may bằng loại vải tốt, đắt tiền, màu đen. Còn bác phó lại may lễ phục cho Giuốc-đanh bằng vải hoa, thứ vải chỉ để dùng may váy áo cho phụ nữ hoặc trẻ con. Điều đáng buồn cười thứ hai là vải hoa thì đương nhiên phải may bông hoa hướng lên trên, nhưng bác phó chẳng biết là do vụng hay do cố tình biến Giuốc-đanh thành trò cười cho thiên hạ nên đã may hoa chúc xuống phía dưới.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận