Hãy tái hiện (kể, vẽ...) một hình ảnh để lại ấn tượng sâu sắc về chiến trường Trường Sơn trong những năm chiến tranh mà em biết đã được biết qua phim ảnh, sách báo hoặc qua bài học lịch sử.

Văn mẫu 8 kết nối tri thức đề bài: Hãy tái hiện (kể, vẽ...) một hình ảnh để lại ấn tượng sâu sắc về chiến trường Trường Sơn trong những năm chiến tranh mà em biết đã được biết qua phim ảnh, sách báo hoặc qua bài học lịch sử.

Bài tham khảo 1:

“Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn/ Hai đứa ở hai đầu xa thẳm/ Đường ra trận mùa này đẹp lắm/ Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây…

… Đông sang Tây không phải đường thư/ Đường chuyển đạn và đường chuyển gạo/ Đông Trường Sơn cô gái “ba sẵn sàng” xanh áo/ Tây Trường Sơn bộ đội áo màu xanh/ Từ nơi em gửi đến nơi anh/ Những đoàn quân trùng trùng ra trận/ Như tình yêu nối lời vô tận/ Đông Trường Sơn nối Tây Trường Sơn”(Phạm Tiến Duật).

Ngày 19/5/1959 đi vào lịch sử dân tộc như một đấu mốc quan trọng khi Trung ương Đảng quyết định thành lập Đoàn 559, xây dựng tuyến chi viện chiến lược -đường Trường Sơn trên bộ và trên biển. Những chiến sỹ công binh, dân công hỏa tuyến, thanh niên xung phong… bắt đầu triển khai mở rộng hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh, viết nên câu chuyện huyền thoại “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước.”

Bài tham khảo 2:

Trên thực tế, đường Trường Sơn xuất hiện từ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Tuy nhiên, đó chỉ là những con đường mòn nhỏ hẹp với hình thức vận chuyển chủ yếu là gùi, thồ đơn giản. Bước sang thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, thực tiễn cách mạng đặt ra yêu cầu cấp thiết phải mở rộng đường hệ thống đường mòn Trường Sơn để chi viện cho tiền tuyến với tinh thần “tất cả vì miền Nam ruột thịt.”

Bài tham khảo 3:

Nhận thức rõ yêu cầu của thực tiễn lịch sử (tháng 5/1959), Hội nghị Trung ương lần thứ 15 khẳng định: “Đây là một việc làm lớn, có ý nghĩa chiến lược, quan hệ trực tiếp đến sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.” Ngày 5/5/1959, Tổng Quân ủy (nay là Quân ủy Trung ương) quyết định thành lập Phòng Nghiên cứu công tác chi viện quân sự miền Nam (trực thuộc Bộ Tổng tham mưu) với nhiệm vụ: mở một con đường đặc biệt trên dãy Trường Sơn từ Bắc vào Nam để chuyển nhân lực, vật lực từ miền Bắc phục vụ cách mạng miền Nam cũng như cách mạng Lào và Campuchia. Ngày 13/8/1959, chuyến hàng đầu tiên chính thức vượt Trường Sơn.

Tuyến đường Trường Sơn trở thành huyết mạch nối liền hậu phương miền Bắc với tiền tuyến Miền Nam, nối dài ý chí, khát vọng của dân tộc. Đây cũng là “giao lộ” chung của ba nước Đông Dương trong cuộc chiến đấu trường kỳ bảo vệ độc lập dân tộc.

Bài tham khảo 4: 

Dưới đại ngàn Tây Nguyên, những nữ chiến sỹ tham gia các lực lượng trên tuyến lửa Trường Sơn đã phải trải qua những cảm xúc cùng cực nhiều hơn cả một đời người có thể có: yêu thương, căm thù, ám ảnh, mất mát, sợ hãi, kiên cường… Tất cả đã nén vào sâu trong tim của những đôi vai tưởng chừng bé nhỏ mà hóa ra sức mạnh lại thật khủng khiếp giữa chiến trận, góp phần nhào nặn nên một thế hệ nữ anh hùng bất khuất cho dân tộc. Họ, đối diện với đạn bom, với cái chết thì không sợ. Thế nhưng, gác súng lại, bên trong lớp áo trắng blouse, hay phía sau vô lăng…, những cô gái trên tuyến đường Trường Sơn ấy lại vẫn có những nỗi sợ rất “nhi nữ thường tình”: sợ vắt, sợ ma, sợ xấu, sợ rụng tóc…

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Soạn ngữ văn 8 Kết nối bài 7 Lá Đỏ (Nguyễn Đình Thi), soạn văn mẫu 8 sách KNTT bài 7 Lá Đỏ (Nguyễn Đình Thi), văn mẫu 8 Kết nối bài Hãy tái hiện (kể, vẽ...) một hình ảnh để lại ấn tượng sâu sắc về chiến trường Trường Sơn trong những năm chiến tranh mà em biết đã được biết qua phim ảnh, sách báo hoặc qua bài học lịch sử.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác