Tóm tắt kiến thức ngữ văn 8 kết nối bài 8: Thực hành tiếng việt: Thành phần biệt lập

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 8 kết nối tri thức bài 8: Thực hành tiếng việt: Thành phần biệt lập. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. LÝ THUYẾT

1. Thành phần gọi - đáp

Thành phần gọi – đáp: thành phần dược dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp, được đánh dấu bằng những từ ngữ gọi – đáp như: ơi, thưa, dạ, vâng, …

Ví dụ 1: Anh Mên ơi, anh Mên! (Nguyễn Quang Thiều, Bầy chim chìa vôi)

=> Ơi là thành phần gọi – đáp mà Mon dùng để gọi Mên

Ví dụ 2:

ÔNG GIUỐC-ĐANH: - Lại còn phải bảo cái đó à?

PHÓ MAY: - Vâng, phải bảo chứ. Vì tất cả những người quý phái đều mặc như thế này cả

(Mô-li-e, Trưởng giả học làm sang)

=> Vâng là thành phần gọi – đáp mà phó may dùng để đáp lại lời ông Giuốc-đanh

2. Thành phần chêm xen (phụ chú)

Thành phần được dùng để bổ sung, làm rõ thêm một đối tượng nào đó trong câu. Thành phần này được đặt trong dấu ngoặc đơn, giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hoặc giữa dấu gạch ngang và dấu phẩy. Cũng có khi, thành phần chêm xen được đặt sau dấu hai chấm

Ví dụ:

Dòng suối trong trẻo của thầy- thầy âu yếm nhìn tôi- em thông minh lắm!

(Trin-gi-dơ Ai-tơ-ma-tốp, Người thầy đầu tiên)

=> Thầy âu yếm nhìn tôi là thành phần chêm xen, có tác dụng làm rõ thái độ, tình cảm của nhân vật

II. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP SGK

1. BÀI TẬP 1

a. Thành phần gọi – đáp: Thưa anh

Thưa anh là thành phần gọi - đáp dùng để thưa hỏi, góp phần làm rõ về mối quan hệ giữa các nhân vật; cụ thể ở đây là cách mà Dế Choắt dùng để gọi Dế Mèn và cách này thể hiện sự tôn kính của kẻ dưới với người trên

b. Thành phần gọi – đáp: Ê

Ê là thành phần gọi – đáp thể hiện lời gọi của Nét Len. Cách gọi này thể hiện thái độ suồng sã của Nét Len với người được gọi

c. Thành phần gọi – đáp: ơi

Ơi là thành phần gọi – đáp thể hiện lời của người đi qua đường gọi cậu bé

2. BÀI TẬP 2

a. Thành phần chêm xen: của các tác giả khác

Chức năng: Làm rõ các bài thơ thu khác mà Xuân Diệu muốn nói đến là của các tác giả khác chứ không phải của Nguyễn Khuyến

b. Thành phần chêm xen: đây là “xứ Vườn Bùi” theo đồng bào gọi cả vùng Trung Lương nằm trong xã Yên Đổ cũ, chứ không phải chỉ là khu vườn của nhà ở cụ Nguyễn Khuyến

Chức năng: giải thích và làm rõ vị trí của Vườn Bùi chốn cũ để người đọc không hiểu nhầm về phạm vi không gian được nói đến

c. Thành phần chêm xen: món mực ống mà Xe-cret-ta-ri-ô chôm được từ bếp nhà hàng

Chức năng: Bổ sung thông tin để làm rõ món yêu thích của con hải âu.

d. Thành phần chêm xen: phân tích, bình giảng, bình luận

Chức năng: Làm rõ hơn các hoạt động liên quan đến “đọc văn”, ý nói rằng phân tích, bình giảng, bình luận cũng là kết quả của việc đọc văn

3. BÀI TẬP 3

a. Hẳn: thành phần tình thái

b. Mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội: thành phần chêm xen

c. Này, ơi: Thành phần gọi đáp

d. Ôi: thành phần cảm thán

 

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức văn 8 KNTT bài 8 Thực hành tiếng việt: Thành phần biệt lập, kiến thức trọng tâm ngữ văn 8 kết nối bài 8: Thực hành tiếng việt: Thành phần biệt lập, Ôn tập văn 8 kết nối bài Thực hành tiếng việt: Thành phần biệt lập

Bình luận

Giải bài tập những môn khác