5 phút soạn Văn 8 tập 1 kết nối tri thức trang 40

5 phút soạn Văn 8 tập 1 kết nối tri thức trang 40. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.

PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

TRƯỚC KHI ĐỌC

CH: Em yêu thích mùa nào trong năm? Liệt kê một số từ ngữ em muốn dùng để miêu tả vẻ đẹp của mùa đó.

SAU KHI ĐỌC 

CH1: Chỉ ra đặc điểm thi luật ( bố cục, niêm, luật bằng trắc, vần, nhịp, đối) của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật được thể hiện trong bài thơ “Thu điếu”.

CH2: Giải thích ý nghĩa của nhan đề bài thơ. Chỉ ra mối liên hệ giữa nhan đề và hai câu đề. 

CH3: Bức tranh thiên nhiên mùa thu được tái hiện ở những khoảng không gian nào? Nhận xét về trình tự miêu tả những khoảng không gian đó.

CH4: Phân tích các từ ngữ miêu tả hình dáng, màu sắc, âm thanh, chuyển động.... của các sự vật; từ đó hãy khái quát những nét đẹp điển hình của mùa thu vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ được tái hiện trong bài thơ.

CH5: Ở hai câu kết, hình ảnh con người hiện lên trong tư thế, trạng thái như thế nào? Qua đó, em cảm nhận được nỗi niềm tâm sự gì của tác giả? 

CH6: Nêu chủ đề của bài thơ. Chủ đề ấy giúp em hiểu thêm điều gì về tâm hồn tác giả?

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC 

CH: Viết đoạn văn ( khoảng 7 - 9 câu) phân tích hai câu thơ khiến em có ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu.

PHẦN II. 5 PHÚT SOẠN BÀI

TRƯỚC KHI ĐỌC

CH: - Em yêu thích mùa xuân nhất trong năm.

- Một số từ ngữ miêu tả vẻ đẹp mùa xuân: ấm áp, tươi tốt…

SAU KHI ĐỌC 

CH1: - Bố cục: gồm đủ 4 phần: đề - thực - luận - kết, mỗi phần 2 câu.

- Niêm: có các cặp câu cùng thanh của chữ thứ 2: chiếc-biếc (T-T), vàng-mây (B-B), trúc-gối (T-T), thu-đâu (B-B).

- Luật bằng trắc: Luật bằng (căn cứ vào chữ thứ 2 của câu 1 là thanh bằng)

Thứ tự tiếng

1

2

3

4

5

6

7

Câu 1

Ao

thu

lạnh

lẽo

nước

trong

veo

B

B

T

T

T

B

B

Câu 2

Một

chiếc

thuyền

câu

tẻo

teo

T

T

B

B

T

T

B

Câu 3

Sóng

biếc

theo

làn

hơi

gợn

T

T

B

B

B

T

T

Câu 4

vàng

trước

ngõ

khẽ

đưa

vèo

T

B

T

T

T

B

B

Câu 5

Tầng

mây

lửng

trời

xanh

ngắt

B

B

B

T

B

B

T

Câu 6

Ngõ

trúc

quanh

co

khách

vắng

teo

T

T

B

B

T

T

B

Câu 7

Tựa

gối

buông

cần

câu

chẳng

được

T

T

B

B

B

T

T

Câu 8

đâu

đớp

động

dưới

chân

bèo

T

B

T

T

T

B

B

- Vần: eo

- Nhịp: 2/ 2/3 hoặc 4/3

- Đối: nắng xuống - trời lên.

CH2: - Nhan đề “Thu điếu”: Thu điếu có nghĩa là “Câu cá mùa thu”. Câu cá mùa thu nhưng mục đích không ở việc kiếm cá ăn; câu cá chỉ là cái cớ để tiêu sầu và cảm nhận hương sắc mùa thu. Còn gì thú vị hơn được ngồi câu cá giữa một vùng phong cảnh quen thuộc của quê hương mình, để hồn thu thấm vào hồn người.

- Mối liên hệ giữa nhan đề và hai câu đề: Hai câu đề triển khai ẩn ý chứa trong nhan đề. Hai câu đề miêu tả không gian thu với cảnh sắc rất mộc mạc, giản dị mang nét đặc trưng chất thu, khí thu của làng quê Bắc Bộ.

CH3: Không gian trong Thu điếu: tĩnh lặng, phảng phất buồn:

+ Cảnh thu đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn: nước “trong veo” trên một không gian tĩnh, vắng người, ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

+ Các chuyển động rất nhẹ, rất khẽ, không đủ tạo ra âm thanh

+ Đặc biệt câu thơ cuối tạo được một tiếng động duy nhất: "Cá đâu đớp động dưới chân bèo" → Không phá vỡ cái tĩnh lặng, mà ngược lại nó càng làm tăng sự yên ắng, tĩnh mịch của cảnh vật → Thủ pháp lấy động nói tĩnh.

→ Không gian đem đến sự cảm nhận về một nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ. Bài thơ nói chuyện câu cá mà thực ra người đi câu cá không chú ý gì vào việc câu cá. Tâm sự của người câu cá là chính là nỗi lòng non nước, nỗi lòng thời thế của nhà nho có lòng tự trọng và lòng yêu quê hương đất nước như Nguyễn Khuyến. Tâm hồn của tác giả  gắn bó tha thiết với thiên nhiên đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín nhưng không kém phần sâu sắc.

CH4: - Các từ ngữ miêu tả màu sắc, âm thanh, chuyển động… của các sự vật:

+ Màu sắc: “nước trong veo”, “sóng biếc”, “trời xanh ngắt”, “lá vàng”.

+ Âm thanh: “đưa vèo”, “đớp động”.

+ Chuyển động: “sóng” – “hơi gợn tí”, “lá” – “khẽ đưa vèo”, “tầng mây” – “lơ lửng”.

- Những nét đẹp điển hình của mùa thu vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ được tái hiện trong bài thơ:

+ Ao thu với làn nước sóng gợn nhẹ.

+ Bầu trời cao và xanh

+ Không gian yên tĩnh, vắng lặng.

+ Ngõ quanh co vắng vẻ

+ Chủ thể trữ tình – người ngồi trên chiếc thuyền để câu cá.

CH5: - Hình ảnh con người hiện lên trong tư thế, trạng thái: “Tựa gối, buông cần lâu chẳng được”

+ Một tâm thế nhàn: Tựa gối ôm cần

+ Một sự chờ đợi: Lâu chẳng được.

+ Một cái chợt tỉnh mơ hồ: Cá đâu đớp động...

- Qua đó, em thấy nhận được một tâm hồn gắn bó tha thiết với thiên nhiên, một tấm lòng yêu nước thầm kín nhưng không kém phần sâu sắc của Nguyễn Khuyến.

CH6: Chủ đề của bài thơ: Mượn việc miêu tả thú vui câu cá vào mùa thu, tác giả thiển hiện nỗi niềm hòa mình vào thiên nhiên, cảnh vật để bộc lộ những tâm tư thầm kín về quê hương, đất nước.

Chủ đề này giúp em hiểu được nỗi lo lắng, sầu tư về thời thế của tác giả kể cả khi đã chọn về ở ẩn, có cuộc sống thanh cao, rời xa sự đời.

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC 

CH: Cái ý vị của bài thơ “Thu điếu” mà tôi cảm nhận được nằm ở hai câu kết:

“Tựa gối ôm cần lâu chẳng được,

Cá đâu đớp động dưới chân bèo”

“Tựa gối ôm cần” là tư thế của người câu cá cũng là một tâm thế nhàn của một nhà thơ đã thoát vòng danh lợi. Âm thanh “cá đâu đớp động”, thêm từ “đâu” gợi lên sự mơ hồ, xa vắng và chợt tỉnh. Người câu cá phải chăng cũng chính là tác giả - một con người yêu nước thương dân nhưng bất lực trước thời cuộc, không cam tâm làm tay sai cho thực dân Pháp nên đã cáo bệnh, từ quan. Và rồi, tâm hồn bỗng chợt tỉnh trở về thực tại khi “cá đâu đớp động dưới chân bèo”. Không gian có lẽ phải vô cùng yên tĩnh mới có thể lắng nghe được tiếng cá đớp động. Nhờ có không gian tĩnh lặng đó đã góp phần diễn tả tâm trạng buồn bã, cô quạnh trong lòng nhà thơ.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 8 tập 1 kết nối tri thức, soạn Văn 8 tập 1 kết nối tri thức trang 40, soạn Văn 8 tập 1 KNTT trang 40

Bình luận

Giải bài tập những môn khác