Soạn ngắn gọn văn 8 kết nối bài 2: Thu điếu (Mùa thu câu cá) Nguyễn Khuyến

Soạn siêu ngắn bài 2: Thu điếu (Mùa thu câu cá) Nguyễn Khuyến sách ngữ văn 8 kết nối tri thức. Với câu từ ngắn gọn, ý tứ xúc tích, dễ hiểu, học sinh nhanh chóng nắm bắt các ý chính của bài, giúp nhớ nhanh và nhớ lâu. Từ đó, việc chinh phục kiến thức trở nên dễ hơn bao giờ hết.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

TRƯỚC KHI ĐỌC

CH: Em yêu thích mùa nào trong năm? Liệt kê một số từ ngữ em muốn dùng để miêu tả vẻ đẹp của mùa đó.

Gợi ý:

Em thích nhất là mùa thu. 

Một số từ ngữ: 

  • Bầu trời cao, xanh

  • Không khí mát mẻ

  • Lá vàng rơi

  • Ánh nắng vàng thơ mộng

 

SAU KHI ĐỌC 

CH1. Chỉ ra đặc điểm thi luật ( bố cục, niêm, luật bằng trắc, vần, nhịp, đối) của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật được thể hiện trong bài thơ Thu điếu

Trả lời:

  • Bố cục: gồm đủ 4 phần: đề - thực - luận - kết, mỗi phần 2 câu.
  • Niêm: có các cặp câu cùng thanh của chữ thứ 2: chiếc-biếc (T-T), vàng-mây (B-B), trúc-gối (T-T), thu-đâu (B-B).
  • Luật bằng trắc: Luật bằng (căn cứ vào chữ thứ 2 của câu 1 là thanh bằng)
  • Vần: eo
  • Nhịp: 2/ 2/3 hoặc 4/3
  • Đối: nắng xuống - trời lên.

CH2. Giải thích ý nghĩa của nhan đề bài thơ. Chỉ ra mối liên hệ giữa nhan đề và hai câu đề. 

Trả lời:

Ý nghĩa nhan đề: Mô tả sự hòa quyện giữa mùa thu và hình ảnh câu cá, mang đến những tưởng tượng, cảm xúc, và ý nghĩa sâu sắc về cuộc sống và thiên nhiên. Việc câu cá chẳng qua chỉ là cái cớ để tác giả nói về mùa thu tươi đẹp. 

Mối liên hệ: Hai câu đề nhằm triển khai rõ hơn ý nghĩa của nhan đề, mô tả bối cảnh câu cá. 

CH3. Bức tranh thiên nhiên mùa thu được tái hiện ở những khoảng không gian nào? Nhận xét về trình tự miêu tả những khoảng không gian đó.

Trả lời: 

Khoảng không gian: 

  • Không gian rộng, sâu của bầu trời 

  • Không gian của chiếc ao trong veo

  • Không gian tĩnh lặng, thoáng buồn, vắng teo được thể hiện qua hình ảnh “ngõ trúc quanh co”. 

Trình tự miêu tả: Cảnh vật được mô tả từ gần, đến cao xa rồi lại quay về gần. Từ “chiếc thuyền câu” đến “tầng mây”, đến “ngõ trúc” rồi lại về với “thuyền câu, ao thu” => Giúp người đọc bao quát được cảnh vật mùa thu

CH4. Phân tích các từ ngữ miêu tả hình dáng, màu sắc, âm thanh, chuyển động.... của các sự vật; từ đó hãy khái quát những nét đẹp điển hình của mùa thu vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ được tái hiện trong bài thơ.

Trả lời:

Từ ngữ miêu tả: 

  • Màu sắc: “trong veo”, “biếc”, “xanh ngắt”, “vàng”. Cảnh sắc tràn ngập màu xanh đặc trưng của mùa thu, rất thơ mộng, hữu tình

  • Âm thanh: “đưa vèo”, “đớp động”. Tô điểm, làm nổi bật cho khung cảnh đang tĩnh mịch, yên lặng của cảnh thu, khiến cảnh sắc trở nên sống động hơn

  • Chuyển động: “sóng” – “hơi gợn tí”, “lá” – “khẽ đưa vèo”, “tầng mây” – “lơ lửng”. Cho thấy tác giả quan sát khá chăm chú, sử dụng nghệ thuật “lấy động, tả tĩnh” rất thành công

Khát quát nét đẹp điển hình

  • Bầu trời cao, xanh cùng với tầng mây trắng

  • Ao tĩnh lặng, trong veo. Thi thoảng có vài tiếng động của cá đớp bèo

  • Lá vàng rơi lác đác

  • Không khí se lạnh và cảnh sắc tĩnh mịch

  • Người câu cá ngồi yên lặng như thả hồn vào mùa thu

CH5. Ở hai câu kết, hình ảnh con người hiện lên trong tư thế, trạng thái như thế nào? Qua đó, em cảm nhận được nỗi niềm tâm sự gì của tác giả? 

Trả lời:

Tư thế: Tựa gối, buông cần 

Trạng thái: 

  • Nhàn nhã “tựa gối, buông cần”

  • Chờ đợi, thả hồn vào mùa thu “lâu cũng được”

  • Chợt giật mình chú ý vì tiếng đớp động của cá

Nỗi niềm tâm sự: tác giả yêu quê hương, gắn bó với làng quê, đất nước. Tác giả ngồi tĩnh lặng, thả hồn vào mùa thu vì muốn cảm nhận hết thảy vẻ đẹp của mùa thu. Ngoài ra, ẩn sâu trong đó là nỗi lòng thời thế, yêu nước của Nguyễn Khuyến. 

CH6. Nêu chủ đề của bài thơ. Chủ đề ấy giúp em hiểu thêm điều gì về tâm hồn tác giả?

Trả lời:

Chủ đề của bài thơ: Mượn việc miêu tả thú vui câu cá vào mùa thu, tác giả hòa mình vào thiên nhiên, cảnh vật để bộc lộ những tâm tư thầm kín về quê hương, đất nước.

Giúp em hiểu được nỗi lo lắng, sầu tư về thời thế của tác giả kể cả khi đã chọn về ở ẩn, có cuộc sống thanh cao, chia xa sự đời.

 

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC 

CH: Viết đoạn văn ( khoảng 7 - 9 câu) phân tích hai câu thơ khiến em có ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu.

Gợi ý:

Nguyễn Khuyến vừa là nhà thơ trào phúng vừa là nhà thơ trữ tình, nhuốm đậm tư tưởng Lão Trang và triết lí Đông phương. Thơ chữ Hán của ông hầu hết là thơ trữ tình. Có thể nói cả trên hai lĩnh vực, Nguyễn Khuyến đều thành công. Thu điếu được trích từ chùm thơ thu gồm ba bài: Thu điếu, thu vịnh. Cả ba thi phẩm đều được viết bằng từ chương, bút pháp thi trung hữu họa, lấy động tả tĩnh của văn học trung đại, nhưng vẫn mang đậm dấu ấn riêng của một trong những bậc thầy thơ Nôm đường luật xuất sắc. Cảnh vật được đón nhận từ gần đến cao xa rồi từ cao xa trờ lại gần. Từ điểm nhìn của một người ngồi chiếc thuyền nhìn ra mặt ao, nhìn lên bầu trời, nhìn tới ngõ vắng rồi lại trở người về với ao thu, nhà thơ đã quan sát không gian, cảnh sắc thu theo người lương thật sinh động.

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.”

Nguyễn Khuyến đã chọn những chi tiết rất tiêu biểu cho mùa thu xứ Bắc (ao thu, gió thu, trời thu). Ao thu là thứ ao rất riêng chỉ mùa thu mới xuất hiện. Nguyễn Khuyến đã ghi nhận được hai đặc trưng của ao thu là lạnh lẽo và trong veo – ao lạnh nước yên, trong đến tận đáy. Ao là nét thường gặp trong thơ Nguyễn Khuyến, nói đến ao là gợi đến một cái gì rất gần gũi, thân quen, tâm hồn Nguyễn Khuyến là thế: thân mật, bình dị, chân thành với hồn quê. Trời thu trong xanh cũng là hình quen thuộc trong thơ Nguyễn Khuyến. Bầu trời thu xanh ngắt xưa nay vẫn là biểu tượng đẹp của mùa thu. Những án mây không trôi nổi bay khắp bầu trời mà lơ lửng. Xanh ngắt trong thơ Nguyễn Khuyến là xanh trong, tinh khiết đến tuyệt đối, không hề pha lẫn, không hề gợn tạp. Đường nét chuyển động nhẹ nhàng, mảnh mai, tinh tế: hơi gợn tí, khẽ đưa vèo, mây lơ lửng, đường bao thanh mảnh của rặng trúc, đường gợn của lượn sóng ao thu. Cảnh vật toát lên sự hài hòa, xứng hợp: Ao nhỏ – thuyền bé; gió nhẹ – sóng gợn; trời xanh – nước trong; khách vắng teo – chủ thể trầm ngâm tĩnh lặng. 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Soạn ngắn gọn ngữ văn 8 kết nối bài Bài 2 Thu điếu ( Mùa thu câu cá) Nguyễn Khuyến, Soạn ngắn ngữ văn 8 KNTT bài Thu điếu ( Mùa thu câu cá) Nguyễn Khuyến

Bình luận

Giải bài tập những môn khác