Tóm tắt kiến thức ngữ văn 8 kết nối bài 9: Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 8 kết nối tri thức bài 9: Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

Xi-át-tơn (1786-1856): người lãnh đạo các bộ lạc da đỏ ở Đu-oa-mớt và Xơ-qua-mớt – những chủ nhân đầu tiên của một vùng rộng lớn ở lục địa Bắc Mỹ.

2. Tác phẩm

Năm 1854, Preng – klin Phi-ơ-xơ, tổng thống thứ 14 của Hoa Kỳ đã viết thư gửi tới Xi-át-tơn, ngỏ ý muốn mua phần đất mà người da đỏ đang sở hữu. Đáp lại, thủ lĩnh Xi-át-tơn đã thực hiện một diễn từ ứng khẩu trước Thống đốc Ai – sắc Xti – vần

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

Câu 1:

a.

  • Xi-át-tơn thực hiện diễn từ ứng khẩu khi nhận được thư của Tổng thống Mỹ đề nghị mua lại vùng đất mà Xi-át-tơn cùng đồng bào của ông lúc đó đang sở hữu.
  • Mặc dù không hề muốn bán vùng đất của tổ tiên, Xi-át-tơn vẫn khó cưỡng được xu thế phải lùi bước trước sự bành trướng mạnh mẽ của nước Mỹ khi đó.
  • Tuy thất thế trước sức mạnh và sự tham lam của một quốc gia non trẻ đang trên đà phát triển, Xi-át-tơn vẫn phải chứng minh được sự cao quý của những giá trị văn hoá truyền thống mà các bộ tộc da đỏ đã xây đắp nên qua lịch sử tồn tại dài lâu của mình.

=> Từ những điều trên, có thể thấy Xi-át-tơn là người được lịch sử của các cư dân “Tân lục địa” uỷ nhiệm nói lên những lời bi tráng cuối cùng của một nền văn hoá – văn minh từng có quá khứ rực rỡ.

b. Nguyên nhân chính khiến diễn từ của Xi-át-tơn được đánh giá và lan truyền rộng rãi là:

  • Diễn từ nảy sinh trong một thời điểm có ý nghĩa lịch sử và phản ánh được bản chất của thời điểm lịch sử đó.
  • Nội dung diễn từ kết tinh được các giá trị cao quý của một nền văn hoá có truyền thống lâu đời.
  • Diễn từ chứa đựng một thông điệp đầy tính hiện đại về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, có thể thức tỉnh nhận thức của toàn nhân loại về vấn đề này.
  • Diễn từ đã được những con người thật sự văn minh trong hàng ngũ thực dân da trắng đón nhận trân trọng và cho phổ biến bằng phương tiện báo chí.

Câu 2: Sự khác nhau trong cách nhìn nhận, đối xử với thiên nhiên giữa người da trắng và người da đỏ qua lời của Xi-át-tơn là:

  • Qua lời Xi-át-tơn, người da trắng xem đất ở chỉ là đất ở thuần tuý, trong khi người da đỏ xem đó là mẹ của mình, là phần máu thịt “chẳng thể quên.
  • Cũng qua lời Xi-át-tơn, người da trắng sống độc lập và đối lập với thế giới tự nhiên, hoàn toàn khác với người da đỏ luôn muốn hoà đồng với nó.
  • Theo Xi-át-tơn, người da trắng không cảm nhận được ý nghĩa của việc lắng nghe tiếng nói của thế giới tự nhiên, ngược lại, người da đỏ thấy thực sự hạnh phúc khi để tiếng nói ấy tràn đầy các giác quan của mình.
  • Dưới cái nhìn của Xi-át-tơn, người da trắng sống thường trực với ý thức chiếm đoạt, đối lập với người da đỏ bao giờ cũng nâng niu đời sống của muôn loài.

Câu 3:

a.

  • Xi-át-tơn thường xuyên đặt thái độ ứng xử với thiên nhiên của người da đỏ và da trắng trong tương quan đối lập.
  • Sự đối lập đó vừa làm rõ được các biểu hiện cụ thể của thái độ ứng xử với thiên nhiên của từng bên, vừa khẳng định được giá trị vững bền của lối sống hoà đồng với thiên nhiên mà người da đỏ đang quyết tâm bảo vệ.
  • Sự đối lập đó còn cho thấy tính bi kịch của cuộc “thương lượng” về đất đai đang diễn ra giữa các bộ tộc da đỏ do Xi-át-tơn làm thủ lĩnh và những người da trắng của nước Mỹ thời lập quốc. Đối với người da đỏ, mất đất đai là mất một phần máu thịt thiêng liêng, trong khi đó, đối với người Mỹ da trắng, được thêm đất đai chỉ là được thêm một địa bàn sinh lợi.

b. Với cách trình bày đã chọn, Xi-át-tơn đã thể hiện được thái độ tự tôn của người da đỏ. Xét về lực lượng, rõ ràng là họ yếu thế, nhưng xét về những suy nghĩ sâu xa trước cuộc sống, họ không hề thấp kém hơn đối thủ, thậm chí còn vượt trội.

Câu 4:

Giọng điệu bài diễn từ tha thiết chân thành đồng thời cũng mạnh mẽ quyết liệt. Các hình ảnh so sánh, ẩn dụ được sử dụng dày đặc khi nói về đất đai, thiên nhiên và sự khác nhau trong cách sống, quan niệm sống của người da trắng với người da đỏ góp phần lên án những hành động có tính chất phá hoại của người da trắng, đồng thời cũng thể hiện niềm trân quý đất đai của người da đỏ và lối sống chan hòa với thiên nhiên của họ.

=> Tóm lại, tác giả đã dựng lên sự đối lập triệt để giữa các quan niệm sống, qua những câu mang màu sắc chất vấn, quyền uy hoặc mỉa mai, qua những hình ảnh so sánh, ẩn dụ chứa chan tình cảm. 

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung

  • Thông qua việc nêu ra những điều thiêng liêng trong kí ức của người da đỏ về mảnh đất gắn bó như máu thịt với họ cùng những băn khoăn, trăn trở khi bán đất cho người da trắng, thủ lĩnh Xi-át-tơ muốn nhấn mạnh vấn đề mang tính cấp thiết toàn nhân loại: Thiên nhiên, đất đai là tài sản vô cùng quý giá và thiêng liêng đối với mỗi con người, mỗi dân tộc, bởi vậy chúng ta cần sống hòa hợp với tự nhiên, chăm sóc bảo vệ môi trường như bảo vệ chính mạng sống của chúng ta.
  • Qua tác phẩm, ta cũng hiểu hơn về tình yêu, sự gắn bó sâu sắc đối với mảnh đất quê hương ruột thịt của người thủ lĩnh da đỏ, niềm tự hào về những vẻ đẹp bình dị nhưng rất đỗi nên thơ, tuyệt vời của đất mẹ.

2. Nghệ thuật

  • Giọng điệu khi tha thiết, nhẹ nhàng, khi đanh thép, mạnh mẽ.
  • Kết hợp linh hoạt nghệ thuật so sánh, nhân hóa, điệp ngữ, biện pháp đối lập tương phản để nhấn mạnh/ khẳng định vấn đề.
  • Cách lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.
 

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức văn 8 KNTT bài 9 Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn, kiến thức trọng tâm ngữ văn 8 kết nối bài 9: Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn, Ôn tập văn 8 kết nối bài Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn

Bình luận

Giải bài tập những môn khác