5 phút soạn Văn 6 tập 2 kết nối tri thức trang 58
5 phút soạn Văn 6 tập 2 kết nối tri thức trang 58. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
HAI LOẠI KHÁC BIỆT
PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK
TRƯỚC KHI ĐỌC
CH1: Em có muốn thể hiến sự khác biệt so với các bạn trong lớp hay không? Vì sao?
CH2: Em suy nghĩ như thế nào về một bạn không hề cố tỏ ra khác biệt nhưng vẫn có những ưu điểm vượt trội.
ĐỌC VĂN BẢN
CH1: Bài tập mà giáo viên giao cho học sinh thực hiện nhằm mục đích gì?
CH2: Bằng chứng cho thấy sự khác biệt của J?
CH3: Vì sao các bạn học sinh trong lớp ngạc nhiên về J?
CH4: Kết luận nào được người viết rút ra sau khi trình bày lí lẽ và bằng chứng?
SAU KHI ĐỌC
CH1: Văn bản có kể một câu chuyện mả tác giả là người trong cuộc. Theo em, giữa việc kể lại câu chuyện và rút ra bài học từ câu chuyện, điều nào quan trọng hơn? Căn cứ vào đâu mà em xác định như vậy?
CH2: Việc thể hiện sự khác biệt của số đồng các bạn trong lớp và của J hoàn toàn khác nhau. Sự khác nhau ấy biểu hiện cụ thể như thế nào?
CH3: Trong văn bản này, tác giả đi từ thực tế đề rút ra điều cần bàn luận hay nêu điều cần bản trước, sau đó mới đưa ra bằng chứng từ thực tế để chứng minh? Hãy nhận xét về sự lựa chọn cách triển khai này.
CH4: Tác giá phân chia sự khác biệt thành hai loại: sự "khác biệt vô nghĩa” (qua cách thể hiện của số đông các bạn trong lớp) và sự “khác biệt có ý nghĩa" (qua cách thể hiện của J). Em có đồng tỉnh với cách phân chia như thế không? Vi sao?
CH5: Do đâu số đông thưởng thể hiện sự khác biệt vô nghĩa? Muốn tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa, con người cần có những năng lực và phẩm chất gì?
CH6: Theo em, bài học về sự khác biệt được rút ra từ văn bản này có phải chỉ có giá trị đối với lứa tuổi học sinh hay không? Vì sao?
VIẾT KẾT NỐI ĐỌC VIẾT
CH: Với câu mở đầu: Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa... hãy viết tiệp 5- 7 câu đề hoàn thành một đoạn văn.
PHẦN II. 5 PHÚT SOẠN BÀI
TRƯỚC KHI ĐỌC
CH1: Em có muốn thể hiến sự khác biệt so với các bạn trong lớp
- Vì em sẽ được thể hiện những ưu điểm, sở trường của bản thân, khiến em trở nên tự tin hơn.
CH2: Những bạn không hệ cố tỏ ra khác biệt những vẫn có những ưu điểm vượt trội thì bản thân bạn ấy là một người luôn sống hết mình, làm những gì mình thích.
ĐỌC VĂN BẢN
CH1: Mục đích giáo viên giao bài tập cho học sinh là tạo cơ hội để học sinh bộc lộ một phiên bản chân thật hơn về bản thân trước những người xung quanh
CH2: Bằng chứng cho thấy sự khác biệt của J:
J đến trường, ăn mặc như bình thường và trống hệt như mọi ngày.
Nhưng khi cậu giơ tay trong tiết đầu tiên cậu đã làm một điều bất ngờ khi phát biểu: Cậu đã đứng lên trả lời câu hỏi.
Cậu nói một cách từ tốn, dõng dạc và lễ độ.
CH3: Các bạn ngạc nhiên về J vì trong khi tất cả mọi người đều cố tỏ ra khác biệt bằng cách ăn mặc, hành động lạ lùng thì J lại cực kì nghiêm túc với từng tiết học và trông cậu chẳng khác gì mọi ngày.
CH4: Kết luận được người viết rút ra sau khi trình bày lí lẽ và bằng chứng “Chúng ta chỉ đơn thuần tách những người vô nghĩa ra khỏi những người có ý nghĩa, và chúng ta bỏ qua nhóm đầu tiên vì họ chẳng có gì khác biệt. Với nhóm thứ hai, họ là những người khiến chúng ta đặc biệt chú ý, những người chúng ta cho là khác biệt thật sự.”
SAU KHI ĐỌC
CH1: Theo em, việc rút ra bài học từ câu chuyện là điều quan trọng hơn.
- Vì việc kể lại câu chuyện chỉ chiếm một phần của văn bản, đóng vai trò là dẫn chứng để đưa ra những chiêm nghiệm, bài học.
CH2: Việc thể hiện sự khác biệt của số đông các bạn trong lớp và của J hoàn toàn khác nhau, được biểu hiện cụ thể:
- Những bạn học sinh khác cố chọn trang phục nổi bật, làm ra những hành động hơi bất thường như hát như trẻ con, đầu tóc kì quái, tham gia vào những hành động ngu ngốc.
- J: ăn mặc hệt như mọi ngày, đứng lên trả lời câu hỏi một cách chân thành, gọi các bạn trong lớp bằng anh/ chị, cuối tiết học luôn cảm ơn thầy cô giáo, hành động nghiêm chỉnh, chững chạc.
CH3: Ở văn bản này, tác giả đi từ thực tế để rút ra điều cần bàn luận.
- Cách lựa chọn triển khai này giúp cho văn bản không mang tính triết lí, đánh giá và giáo dục nặng nề, cứng nhắc; làm cho vấn đề bàn luận trở nên nhẹ nhàng, gần gũi và dễ hiểu hơn.
CH4: Em đồng tình với quan điểm đó, vì:
+ Sự khác biệt vô nghĩa được thể hiện qua số đông các bạn trong lớp bởi khác biệt không có mục đích
+ Sự khác biệt có ý nghĩa qua cách thể hiện của J là thay đổi, khẳng định bản thân và mang hướng tích cực, thể hiện cố gắng.
CH5: Số đông thường thể hiện sự khác biệt vô nghĩa bởi vì đây là cách khác biệt dễ dàng, không tốn tâm sức.
- Muốn tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa, con người cần có trí tuệ, biết nhận thức về các giá trị, phải có các năng lực cần thiết, có bản lĩnh, sự tự tin,...
CH6: Theo em, bài học được rút ra từ văn bản này có giá trị đối với lứa tuổi học sinh.
- Vì sự khác biệt có nghĩa để khẳng định bản thân trong cộng đồng rộng lớn, họ cần hiểu được rằng một sự khác biệt có ý nghĩa mới là điều cần hướng đến và xây dựng.
VIẾT KẾT NỐI ĐỌC VIẾT
CH: Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa
- Đó là điều mà tôi vẫn luôn tự nhủ với bản thân mình trước khi làm một điều gì đó.
- Tôi muốn cái riêng của mình có ấn tượng tốt đối với mọi người.
- Khi cái riêng có ý nghĩa thì nó mới thực sự khiến chúng ta trở nên khác biệt, có giá trị và tạo được dấu ấn.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
soạn 5 phút Văn 6 tập 2 kết nối tri thức, soạn Văn 6 tập 2 kết nối tri thức trang 58, soạn Văn 6 tập 2 KNTT trang 58
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận