5 phút soạn Văn 6 tập 1 kết nối tri thức trang 90
5 phút soạn Văn 6 tập 1 kết nối tri thức trang 90. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
CHÙM CA DAO VỀ QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC
PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK
TRƯỚC KHI ĐỌC
CH1: Với em nơi đâu là quê hương yêu dấu? Nếu có thể nói về những ấn tượng đẹp đẽ và sâu sắc nhất về quê hương, em sẽ nói điều gì?
CH2: Em thích bài thơ nào viết về quê hương? Hãy đọc diễn cảm một vài câu trong bài thơ đó.
SAU KHI ĐỌC
CH1: Đọc các bài ca dao 1,2 và cho biết: Mỗi ca dao có mấy dòng? Cách phân bố số tiếng trong mỗi dòng cho thấy đặc điểm gì của thơ lục bát?
CH2: Đối chiếu với những điều được nêu trong mục Tri thức ngữ văn ở đầu bài học, hãy xác định cách gieo vần, ngắt nhịp và phối hợp thanh điệu trong các bài ca dao 1,2.
CH3: So với hai bài ca dao đầu, bài ca dao 3 là bài lục bát biến thể. Hãy chỉ ra tính chất biến thể của thơ lục bát trong bài ca dao này trên các phương diện: số tiếng trong mỗi dòng, cách gieo vần, cách phối hợp thanh điệu,...
CH4: Trong cụm từ mặt gương Tây Hồ, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
CH5: Nêu cảm nhận của em về tình cảm tác giả dân gian gửi gắm trong lời nhắn gửi: Ai ơi đứng lại mà trông. Hãy tìm một số câu ca dao, tục ngữ có sử dụng từ ai hoặc có lời nhắn ai ơi.
CH6: Bài ca dao 3 đã sử dụng những từ ngữ, hình ảnh để miêu tả thiên nhiên xứ Huế? Những từ ngữ, hình ảnh đó giúp em hình dung như thế nào về cảnh sông nước nơi đây.
CH7: Các bài ca dao trữ tình thường bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của con người. Qua chùm ca dao trên, em cảm nhận được gì về tình cảm của tác giả nhân dân đối với quê hương đất nước.
VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC
CH: Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nghĩ của em về một danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước.
PHẦN II. 5 PHÚT SOẠN BÀI
TRƯỚC KHI ĐỌC
CH1: Với em quê hương yêu dấu là nơi em sinh ra và lớn lên.
- Những ấn tượng đẹp đẽ và sâu sắc về quê hương em:
+ Đó là nơi có cội nguồn, tổ tiên, ông bà
+ Có cánh đồng lúa rộng mênh mông trải dài tít tắp
+ Có những con người hiền lành, thân thiện, chất phác
CH2: Bài thơ viết về quê hương mà em thích: Bài học đầu cho con – Đỗ Trung Quân:
“Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều…”
SAU KHI ĐỌC
CH1: Trong bài thơ 1,2, mỗi bài ca dao có 4 dòng.
Cách phân bổ số tiếng:
+ Thơ lục bát là một thể loại nằm trong thể loại thơ của dân tộc Việt Nam, gồm các cặp câu thơ kết thành một bài.
+ Thường thì câu đầu là 6 chữ, câu sau là 8 chữ, cứ nối tiếp cho tới hết bài.
CH2: Bài ca dao 1:
- Cách gieo vần: tiếng "canh gà" vần với tiếng "la đà"; tiếng "ngàn sương" vần với tiếng "mặt gương".
- Thanh điệu: tiếng "đà", "Xương", "sương", "Hồ" là thanh bằng; tiếng "trúc", "Võ", "tỏa", "Thái" là thanh trắc.
- Nhịp thơ: 2/2/2
Bài ca dao 2: Cách gieo vần: tiếng "bao xa" vần với tiếng "ba quãng đồng"; tiếng "mà trông" vần với "kìa sông".
- Nhịp thơ: 4/4.
- Thanh điệu: tiếng "xa", "đồng", "trông", Cờ" là thanh bằng; tiếng "Lạng", "núi", "lại" là thanh trắc.
CH3: Số tiếng trong mỗi dòng: Bài thơ có tất cả 4 dòng. Số tiếng trong mỗi dòng lần lượt là: 8/8/6/8.
- Cách gieo vần: tiếng "Ba" vần với tiếng "Đá"; tiếng "Dạ" vần với tiếng "ba".
- Cách phối hợp thanh điệu: Tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám: "qua", "Sình", "chênh". "tình" là thanh bằng; tiếng “Dạ”, “ngả”, “vọng” là thanh trắc, tuy nhiên tiếng "Ba" lại là thanh ngang.
CH4: Trong cụm từ mặt gương Tây Hồ, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ.
- Tác dụng: giúp khắc họa vẻ đẹp nên thơ, mông mơ; đồng thời làm tăng hiệu quả diễn đạt, lời thơ gợi hình, gợi cảm hơn.
CH5: Tình cảm của tác giả: tình yêu quê hương tha thiết, lòng yêu quý, tự hào
- Một số câu ca dao, tục ngữ có sử dụng từ ai hoặc có lời nhắn ai ơi:
“Ai ơi đứng lại mà trông
Kìa vạc nấu dó, kìa sông đãi bìa
Kìa giấy Yên Thái như kia
Giếng sâu chín trượng nước thì trong xanh.”
“Ai ơi giữ chí cho bền
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai”.
CH6: Những từ ngữ, hình ảnh để miêu tả thiên nhiên xứ Huế trong bài ca dao 3: con đò, lờ đờ bóng trăng, tiếng hò vang vọng
- Những từ ngữ, hình ảnh đó giúp em hình dung Huế là một miền đất có một cảnh quan thơ mộng, xinh đẹp.
CH7: Qua chùm ca dao trên, em cảm thấy tác giả nhân dân đã nhận thức được cái đẹp cái toàn mỹ của quê hương, đất nước bằng cả trái tim của mình.
VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC
CH: Sông Hương xứ Huế là một cảnh đẹp vô cùng độc đáo
Sông Hương đẹp nhất khi về đêm, với mặt sông loang loáng ánh đèn hắt từ ven bờ, từ cây cầu Tràng Tiền và từ những con thuyền rồng uy nghiêm.
Trên thuyền rồng là các dàn ca nhạc cung đình với trang phục truyền thống
Cảnh con thuyền lướt trên mặt sông khiến dòng sông Hương như chảy về từ mấy trăm năm lịch sử
Chính sự kết hợp hài hòa giữa hiện đại và truyền thống ấy đã làm nên một sông Hương thật độc đáo và khác lạ.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
soạn 5 phút Văn 6 tập 1 kết nối tri thức, soạn Văn 6 tập 1 kết nối tri thức trang 90, soạn Văn 6 tập 1 KNTT trang 90
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận