5 phút soạn Văn 6 tập 2 kết nối tri thức trang 54

5 phút soạn Văn 6 tập 2 kết nối tri thức trang 54. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 8: XEM NGƯỜI TA KÌA!

PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

TRƯỚC KHI ĐỌC

CH1: Trước một người bạn xuất sắc về nhiều mặt, em có suy nghĩ gì? 

CH2: Trong cuộc sống, mỗi người có quyền thể hiện cái riêng của mình không? Vì sao?

ĐỌC VĂN BẢN

CH1: Chú ý cách vào bài bằng lời kể. Phải chăng, kể chuyện cũng là một cách để nêu vấn đề cần bàn luận?

CH2: Lí do nào khiến mẹ muốn con giống người khác?

CH3: Những bằng chứng nào chứng tỏ thế giới này là muôn màu muôn vẻ?

CH4: Việc kết thúc văn bản bằng các câu hỏi có ý nghĩa gì?

SAU KHI ĐỌC 

CH1: Khi thốt lên “Xem người ta kìa!", người mẹ muốn con làm gì?

CH2: Chỉ ra ở văn bản:

a. Đoạn văn nêu vấn đề bằng cách kể một câu chuyện.

b. Đoạn văn là lời diễn giải của người viết.

c. Đoạn văn dùng bằng chứng để làm sáng tỏ vấn đề.

CH3: Nội dung văn bản nhấn mạnh ý nghĩa của sự giống nhau hay khác nhau giữa mọi người?

CH4: Đọc lại đoạn văn có câu: "Mẹ tôi không phải là không có lý khi đòi hỏi tôi lấy người khác làm chuẩn mực để noi theo". Hãy cho biết người mẹ có lý ở chỗ nào. 

CH5: Chính chỗ "không giống ai" nhiều khi lại là một phần rất đáng quý trong mỗi con người. Tác giả đưa ra những ví dụ nào để làm sáng tỏ ý ở câu trên. Qua những ví dụ đó, em đã học được gì về cách sử dụng bằng chứng trong bài nghị luận.

CH6: Biết hòa đồng, gần gũi mọi người, nhưng cũng phải biết giữ lấy cái riêng và tôn trọng sự khác biệt - em có đồng ý với ý kiến này không" Vì sao?

CH7: Từ việc đọc hiểu văn bản Xem người ta kìa! Em hãy rút ra những yếu tố quan trọng của một bài nghị luận.

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

CH: Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: Mỗi người cần có cái riêng của mình. 

PHẦN II. 5 PHÚT SOẠN BÀI

TRƯỚC KHI ĐỌC 

CH1:  Trước một người bạn xuất sắc về nhiều mặt, em ngưỡng mộ, khâm phục bạn; tự nhủ bản thân phải chăm chỉ, cố gắng, nỗ lực nhiều hơn nữa.

CH2:  Trong cuộc sống, mỗi người có quyền thể hiện cái riêng của mình. 

- Vì khi mọi người thể hiện cái riêng của mình thì họ mới được là chính mình, được phát triển tốt nhất những năng khiếu, sở thích của bản thân. 

ĐỌC VĂN BẢN

CH1: Tác giả đã vào bài bằng cách hết sức đặc biệt với câu nói của một người mẹ, dẫn dắt từ câu chuyện thường ngày vào vấn đề bàn luận của mình.

CH2: Lí do khiến mẹ muốn con giống người khác là mong muốn con:

  • Thông minh, giỏi giang

  • Được tin yêu, tôn trọng

  • Thành đạt

CH3: Những bằng chứng chứng tỏ thế giới muôn màu muôn vẻ:

  • Vạn vật trên đời đều có sự khác nhau

  • Ngoại hình, giọng nói, thói quen của mỗi người đều khác nhau

  • Chỗ “giống nhau” của mỗi người trên thế gian này là không ai giống ai.

CH4: Việc kết thúc văn bản bằng các câu hỏi có ý nghĩa giúp cho văn bản có cái kết mở, không giới hạn suy nghĩ của người đọc, mà tạo ra không gian, khoảng trống cho người đọc tiếp tục tự do suy nghĩ, tưởng tượng.

SAU KHI ĐỌC 

CH1:  Khi thốt lên “Xem người ta kìa!", người mẹ muốn con làm sao để bằng người, không thua kém chị, không làm xấu mặt gia đình, dòng tộc, không để ai phải phàn nàn, kêu ca điều gì.

CH2:  

a. Đoạn văn nêu vấn đề bằng cách kể một câu chuyện: "Xem người ta kìa... không ước mong điều đó". 

b. Đoạn văn là lời diễn giải của người viết: "Mẹ tôi không phải là không có lý do đòi hỏi tôi... nghe mẹ trách cứ".

c. Đoạn văn dùng bằng chứng để làm sáng tỏ vấn đề: "Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ... riêng của từng người"

CH3: Nội dung văn bản nhấn mạnh ý nghĩa của sự khác nhau giữa mọi người. 

CH4:  Người mẹ có lý ở chỗ:

  • Ai chẳng muốn thông minh, giỏi giang

  • Ai chẳng muốn được tin yêu, tôn trọng

  • Ai chẳng muốn thành đạt

CH5:  Tác giả đưa ra những ví dụ:

+ Các bạn trong lớp tôi ngày trước, mỗi người một vẻ, sinh động biết bao.

+ Ngoại hình khác nhau, giọng nói khác nhau, mà thói quen sở thích cũng không giống nhau.

+ Người thích vẽ vời, người ưa ca hát, nhảy múa, có bạn chỉ khi ra sân tập thể thao mới thực sự là chính mình.

+ Tính cách thì sôi nổi, nhí nhảnh hay kín đáo trầm tư có đủ hết.

- Cách sử dụng bằng chứng trong bài nghị luận: bằng chứng phải xác thực, có độ tin cậy cao, tiêu biểu cho tình huống đó và phù hợp với luận điểm đưa ra.

CH6:  Em đồng ý với ý kiến “Biết hòa đồng, gần gũi mọi người, nhưng cũng phải biết giữ lấy cái riêng và tôn trọng sự khác biệt”. 

- Vì ai trong chúng ta cũng cần phải sống trong một tập thể, vì vậy ta cần có những điểm chung với người khác để kết bài, trò chuyện và cùng nhau học tập. Ta cần dung hòa được giữa cái chung và cái riêng trong chính bản thân mình.

CH7:  Những yếu tố quan trọng của một bài nghị luận:

- Lí lẽ: lời diễn giải có lí lẽ mà người viết đưa ra để khẳng định ý kiến của mình.

- Bằng chứng: được lấy từ cuộc sống hoặc từ các nguồn khác như sách báo, tiểu thuyết… để chứng minh cho lí lẽ.

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

CH:  Nét riêng ấy có thể nằm ở tên gọi, ngoại hình, tính cách, nhưng hơn cả là cách suy nghĩ, lối tư duy và những chiêm nghiệm, đúc kết trong cuộc sống.

- Ai cũng sẽ có những hình mẫu để hướng đến để hoàn thiện mình hơn, nhưng không nên vì vậy mà tự biến mình thành một phiên bản có thể thấy ở mọi nơi.

- Hãy giữ lại cho chính mình một vài nét riêng biệt để tạo nên một dấu ấn cho cộng đồng và bản thân.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 6 tập 2 kết nối tri thức, soạn Văn 6 tập 2 kết nối tri thức trang 54, soạn Văn 6 tập 2 KNTT trang 54

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo