Slide bài giảng Toán 8 kết nối: Luyện tập chung trang 108
Slide điện tử Luyện tập chung trang 108. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Toán 8 Kết nối sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
CHƯƠNG IX. TAM GIÁC ĐỒNG DẠNG
LUYỆN TẬP CHUNG (2 tiết)
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV cho HS thảo luận nhóm 4 HS, quan sát và thực hiện các bài toán sau đây để củng cố lại kiến thức và phương pháp thực hiện:
Bài 1. Hãy chỉ ra các cặp tam giác đồng dạng trong hình sau
Bài 2. Hình nào đồng dạng với hình a) trong các hình sau?
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Luyện tập
- Vận dụng
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Luyện tập
+ Bạn hãy trình bày định lý Pythagore và định lý Pythagore đảo.
+ Bạn hãy trình bày các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông.
+ Bạn hãy trình bày khái niệm hình đồng dạng, hình đồng dạng phối cảnh.
Nội dung gợi ý:
+ Định lý Pythagore
Trong một tam giác vuông, bình phương cạnh huyền bằng tổng các bình phương của hai cạnh góc vuông.
GT | , |
KL |
|
+ Định lí Pythaogre đảo
Nếu tam giác có bình phương của một cạnh bằng tổng các bình phương của hai cạnh kia thì tam giác đó là tam giác vuông.
+ Định lí 1
Nếu một góc nhọn của tam giác vuông này bằng một góc nhọn của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đóc đồng dạng với nhau.
+ Định lí 2
Nếu hai cạnh góc vuông của tam giác vuông này tỉ lệ với hai cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó đồng dạng với nhau.
+ Định lí 3
Nếu cạnh huyền và một cạnh góc vuông của tam giác vuông này tỉ lệ với cạnh huyền và một cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó đồng dạng với nhau.
Khái niệm hình đồng dạng, hình đồng dạng phối cảnh.
+ Cặp hình phóng to – thu nhỏ được gọi là cặp hình đồng dạng phối cảnh.
+ Các cặp điểm tương ứng của hai hình đồng dạng phối cảnh ( và ) đồng quy tại tâm phối cảnh. Tỉ số được gọi là tỉ số đòng dạng của và , trong đó là tâm phối cảnh, và là hai điểm tương ứng trên và .
+ Hình được gọi là đồng dạng với nếu nó bằng hoặc bằng một hình phóng to hay thu nhỏ của .
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học, GV yêu cầu HS luyện tập làm bài:
Câu 1. Hãy chọn câu đúng. Cho tam giác ABC có AB = AC = 5cm, BC = 4 cm đồng dạng với tam giác MNP theo tỉ số 2/7. Chu vi của tam giác MNP là:
A. 4 cm
B. 21 cm
C. 14 cm
D. 49 cm
Câu 2. Cho tứ giác ABCD có đường chéo BD chia tứ giác đó thành hai tam giác đồng dạng ΔABD và ΔBDC. Chọn câu đúng nhất.
A. AB // DC
B. ABCD là hình thang
C. ABCD là hình bình hành
D. Cả A, B đều đúng
Câu 3. Cho biết tam giác ABC có hai đường cao AD và BE cắt nhau tại H.
Trong hình có số cặp tam giác đồng dạng với nhau là:
A. 1 cặp
B. 6 cặp
C. 3 cặp
D. 4 cặp
Câu 4. Cho tam giác MNP vuông tại M, MN = 4,5 cm, NP = 7,5 cm. Tính độ dài MP
A. 5,5 cm
B. 7,5 cm
C. 4,5 cm
D. 6 cm
Câu 5. Trong những cặp hình dưới đây, cặp hình nào là hai hình không đồng dạng?
A. B.
C. D.
Đáp án gợi ý:
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
D | D | B | D | C |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
GV yêu cầu HS hoạt động hoàn thành bài tập 9.33 ; 9.34 ; 9.36 (SGK – tr.109).