Soạn giáo án Ngữ văn 11 cánh diều Bài 9 Đọc 2: Một thời đại trong thi ca
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Ngữ văn 11 cánh diều Bài 9 Đọc 2: Một thời đại trong thi ca. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../....
TIẾT : MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- HS nhận biết và phân tích được nội dung và ý nghĩa của văn bản.
- HS nhận biết và phân tích được các luận điểm, lí lẽ bằng chứng cũng như mối quan hệ giữa chúng với luận đề của văn bản, nhận biết và giải thích được sự phù hợp giữa nội dung nghị luận với nhan đề của văn bản.
- HS nhận biết và phân tích được mục đích, thái độ và tình cảm của người viết, vai trò của các yếu tố thuyết minh biểu cảm trong văn bản nghị luận.
- HS liên hệ được nội dung văn bản với một tư tưởng quan niệm, xu thế ( kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học) của thời kì 1930-1945 để hiểu văn bản sâu sắc hơn
- HS có thái độ sống trung thực, trách nhiệm yêu tiếng Việt.
2.Năng lực
- Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
- Năng lực đặc thù
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Một thời đại trong thi ca
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Một thời đại trong thi ca
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.
- Phẩm chất
- Có thái độ trung thực, trách nhiệm, yêu tiếng Việt.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
- Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Một thời đại trong thi ca
- Nội dung: GV tổ chức cho HS chia sẻ về câu hỏi mà giáo viên đặt ra
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS những hiểu biết của em về bài học
- Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi gợi mở:
+ Có bao giờ bạn băn khoăn khi phải phân biệt cái mới và cái cũ? Hãy chia sẻ trải nghiệm của mình?
+ Bạn hãy lựa chọn và so sánh một bài thơ thuộc phong trào Thơ mới với một bài thơ thuộc thời kì trung đại để tìm ra những điểm khác biệt.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe yêu cầu của GV
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS trình bày hiểu biết của mình về nạn đói năm 1945
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đưa ra gợi ý:
+ Hiện tượng cái cũ và cá mới đan xen cùng tồn tại là rất phổ biến trong đời sống. Cần nhận biết và trân trọng cái mới.
+ HS có thể chọn các bài thơ thuộc phong trào thơ mới ( Mùa xuân chín, Tiếng thu, Nhớ rừng, Ông đồ, Đây mùa thu tới…) và một bài thơ thuộc thời kì trung đại (Thu điếu – mùa thu câu cá, Bảo kính cảnh giới – Gương báu răn mình, Qua Đèo Ngang… ). Tổ chức cho cả lớp thảo luận nhận xét về sự khác biệt. GV có thể gợi ý một số phương diện như sau:
+ Về văn tự: chữ quốc ngữ - chữ Hán, Nôm
+ Về tác giả: tri thức tây học – nho sĩ
+ Về nội dung: cảm xúc cá nhân sự vận động của cảnh vật – ý thức về bổn phận, vẻ đẹp bất biến.
+ Về thể thơ: Hợp thể, thơ tự do – theo luật ( thất ngôn bát cú, ngũ ngôn, thất ngôn…)
- GV dẫn dắt vào bài: Hoài Thanh được biết đến là một nhà phê bình, nghiên cứu văn học xuất sắc tài hoa. Ông được rất nhiều bạn đọc yêu thích và ngưỡng mộ ở lĩnh vực phê bình thơ. Một thời đại trong thi ca là một phần tiểu luận của cuốn Thi nhân Việt Nam – một công trình xuất sắc trong sự nghiệp văn chương của Hoài Thanh đề cập đến nhiều vấn đề Thơ mới. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về đoạn trích Một thời đại trong thi ca.
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
- Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại và đọc văn bản Một thời đại trong thi ca
- Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Một thời đại trong thi ca
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Một thời đại trong thi ca
- Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tác giả tác phẩm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc trình bày một số hiểu biết của em: + Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Hoài Thanh và đoạn trích Một thời đại trong thi ca? + Bố cục tác phẩm và ý nghĩa từng phần? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin trong SGK, chuẩn bị trình bày trước lớp. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 3 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. Dự kiến sản phẩm: HS dựa vào SHS, tóm tắt về nêu vài nét cơ bản về tác giả, tác phẩm. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. | I. Tìm hiểu chung
Một thời đại trong thi ca là tiểu luận mở đầu cuốn Thi nhân Việt Nam 1932 – 1941, công trình này mang tính chất của một bản tổng kết về phong trào thơ mơi ngay trong thời kì phát triển đỉnh cao của nó.
+ Phần 1: Từ đầu đến nhìn vào cái đại thể: Nguyên tắc để xác định tinh thần thơ mới + Phần 2: Tiếp theo cho đến hồn ta cùng Huy Cận: Tinh thần thơ mới chữ tôi. + Phần 3: Còn lại: Sự vận động của thơ mới xung quanh cái tôi và bi kịch của nó |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
- Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được văn bản Một thời đại trong thi ca
- Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Một thời đại trong thi ca
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Một thời đại trong thi ca
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Nguyên tắc để xác định tinh thần Thơ mới Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Dựa vào kiến thức và văn bản đã chuẩn bị ở nhà hãy cho biết: + Hoài Thanh đã chỉ ra những khó khăn trong việc xác định tinh thần thơ mới là gì? + Nguyên tắc để xác định tinh thần Thơ mới là gì? + Em có nhận xét gì về nguyên tắc đó? HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận để trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức Nhiệm vụ 2: Tinh thần thơ mới Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Dựa vào kiến thức và văn bản đã chuẩn bị ở nhà hãy cho biết: + Tinh thần thơ mới bao gồm tất cả trong chữ tôi, vậy chữ “tôi” ở đây là gì có ý nghĩa như thế nào? + Nêu nhận xét của em về chữ “tôi” đó? HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận để trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức Nhiệm vụ 3: Sự vận động của thơ mới xung quanh cái “tôi” và bi kịch của nó Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Dựa vào kiến thức và văn bản đã chuẩn bị ở nhà hãy cho biết: + Cái “tôi”mà tác giả thể hiện là một cái tôi đáng thương tội nghiệp điều đó đã được thể hiện ra sao? + Bi kịch và cách giải quyết bi kịch của thanh niên thời ấy là thế nào? HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận để trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức Nhiệm vụ 4: Kết luận theo thể loại Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành các nhóm (4-6 HS), yêu cầu HS: + Trình bày nhận xét của em về kết cấu, bố cục, ngôn ngữ của văn bản Một thời đại trong thi ca. - GV yêu cầu HS rút ra tổng kết thể loại Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS rút ra kết luận theo thể loại về kết cấu, bố cục, ngôn ngữ của văn bản Một thời đại trong thi ca. - GV quan sát phần thảo luận của các nhóm, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện một số nhóm xác định kết cấu, bố cục, ngôn ngữ của văn bản - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét phần trả lời của nhóm bạn, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. |
+ Ranh giới giữa thơ mới và thơ cũ không phải lúc nào cũng rõ ràng dễ nhận ra.
+ Cả thơ mới và thơ cũ đều có những cái hay, cái dở
+ Phương pháp so sánh
+ Cái nhìn biện chứng, nhiều chiều, không phiến diện
+ Bản chất của chữ “tôi”: Quan niệm con người cá nhân trong sự giải phóng, trỗi dậy, bùng nổ của ý thức cá nhân ( cái nghĩa tuyệt đối của nó) + Hành Trình: chập chữ, lạ lẫm – được quen biết được cho là đáng thương và tội nghiệp.
+ Đặt cái tôi trong mối quan hệ đối chiếu với cái ta + Đặt cái tôi trong mối quan hệ với thời đại, với tâm lí người thanh niên đương thời để phân tích đánh giá + Đặt cái tôi trong cái nhìn lịch sử để nhận định: Lịch sử xuất hiện, lịch sự phát triển, lịch sử tiếp nhận. III. Sự vận động của thơ mới xung quanh cái “tôi” và bi kịch của nó
+ Mất cốt cách hiên ngang: Không có khí phách ngang tàng như Lý Bạch, không có lòng tự trọng khinh cảnh cơ hàn như Nguyễn Công Trứ + Rên rỉ, khổ sở. thảm hại + Thiếu một lòng tin đầy đủ vào thực tại tìm cách thoát li thực tại nhưng lại rơi vào bi kịch.
+ Thế Lữ: thoát lên tiên + Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên: Điên cuồng + Xuân Diệu: Say đắm + Huy Cận: Ngẩn ngơ buồn
+ Cô đơn, buồn chán, tìm cách thoát ly thực tại vì thiếu lòng tin vào thực tại nhưng cuối cùng vẫn rơi vào bế tắc (Đây cũng chính là đặc trưng cơ bản của thơ mới) + Cái tôi bi kịch này “đại biểu đầy đủ cho thời đại” nên nó vừa có ý nghĩa văn chương vừa có ý nghĩa xã hội.
+ Gửi cả vào tiếng việt vì:
IV. Kết luận theo thể loại - Kết cấu bố cục - Kết cấu và triển khai hệ thống luận điểm cũng nghệ thuật lập luận vô cùng chặt chẽ và logic - Luận điểm khoa học, chính xác mới mẻ. - Ngôn ngữ - Kết hợp hài hòa giữa tính khoa học và tính văn chương nghệ thuật - Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng một cách khéo léo tài tình có khả năng khơi gợi và tạo sức cuốn hút lớn. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác