Soạn giáo án Ngữ văn 11 cánh diều Bài 6 Viết: Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm thơ

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Ngữ văn 11 cánh diều Bài 6 Viết: Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm thơ. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 600k/học kì - 700k/cả năm

=> Khi đặt, nhận giáo án ngay và luôn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Nội dung giáo án

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

TIẾT  : VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN  VỀ MỘT TÁC PHẨM THƠ

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- HS nắm được những yêu cầu cơ bản của việc viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ

- HS biết thực hành viết văn bản nghị luận viết văn bản nghị luận về một một tác phẩm thơ

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

  1. Năng lực đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành văn bản viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ

- Năng lực tiếp thu tri thức, nắm được các yêu cầu đối với viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ

  1. Phẩm chất:

- Nghiêm túc trong học tập.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

  1. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ
  4. Sản phẩm: Hs hoàn thành bài tập theo yêu cầu của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc phần đầu trong SGK và trả lời câu hỏi: Khi đọc tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du em tâm đắc với điều gì nhất?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe GV nêu yêu cầu để hoàn thành bài tập

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV gợi ý: HS có thể phát biểu về một số đoạn trích tâm đắc nhất và viết bài nghị luận về đoạn trích đó.

- GV gợi ý: Điều tâm đắc nhất trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du chính là giá trị nhân đạo mà Nguyễn Du đã xây dựng:

+ Phê phán xã hội bất công, tàn ác, chèn ép con người:

  • Vạch trần bộ mặt xấu xa của bọn quan lại, những kẻ “buôn thịt bán người”, kiếm tiền trên thân xác những người con gái.
  • Lên án xã hội đồng tiền đã chà đạp phẩm giá, hạnh phúc của con người.
  • Ngòi bút tả thực của Nguyễn Du đã phơi bày bộ mặt thật của xã hội phong kiến thối nát, trong đó đồng tiền có thể xoay chuyển tất cả, thao túng con người, dung túng cho cái ác.

+ Ca ngợi và trân trọng vẻ đẹp của con người:

  • Khắc họa sống động vẻ đẹp ngoại hình của chị em Thúy Kiều, lấy thiên nhiên làm thước đo cho vẻ con người.
  • Ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp tâm hồn: Thúy Vân thanh cao, đài các, Thúy Kiều sắc sảo, mặn mà.
  • Ca ngợi tài năng của Thúy Kiều: cầm kì thi họa đều tinh thông

+ Đồng cảm, xót thương những số phận bất hạnh:

  • Xót thương cho những kiếp tài hoa bạc mệnh
  • Thương cho những kiếp người bị chà đạp, bị ức hiếp, bị biến thành món hàng cho người ta mua bán.

- GV dẫn dắt vào bài mới: Mỗi tác phẩm văn học đều mang tới cho người đọc những cảm nhận và bài học nhận thức riêng. Để hiểu được một bài thơ, ta cần tìm kiếm, chắt lọc các thông tin cần thiết và soi chiếu nó dưới nhiều góc độ. Làm thế nào để có thể viết được bài nghị luận về một tác phẩm thơ như thế? Bài học hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Những điều cần chú ý khi viết bài nghị luận về một tác phẩm thơ

  1. Mục tiêu: Nắm được chú ý khi bản viết bài nghị luận về một tác phẩm thơ
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.
  3. Sản phẩm học tập: HS trả lời các yêu cầu khi bản viết bài nghị luận về một tác phẩm thơ
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS

- GV yêu cầu HS dựa vào nội dung SGK cùng kiến thức đã chuẩn bị trước đó trả lời câu hỏi: Theo em, một bài nghị luận về một tác phẩm thơ cần chú ý điều gì?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe câu hỏi, thảo luận nhóm và hoàn thành yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức 

I. Yêu cầu đối với viết bài nghị luận về một tác phẩm thơ

Để viết bài nghị luận về một tác phẩm thơ, các em cần lưu ý:

- Đọc kĩ bài thơ, đoạn thơ, chú ý xác định các yếu tố hình thức (tên bài thơ, thể thơ, vần, nhịp, nhân vật trữ tình, phép điệp, đối, hình ảnh, các biện pháp tu từ, cấu tứ,...), từ đó, phân tích để chỉ ra giá trị của chúng trong việc thể hiện nội dung, chủ đề của bài thơ, đoạn thơ.

- Xác định các luận điểm trong bài viết, lựa chọn các dẫn chứng từ bài thơ cho mỗi luận điểm.

- Liên hệ, so sánh với các tác giả, tác phẩm có cùng đề tài, chủ đề để nhận xét điểm gặp gỡ và sáng tạo riêng của tác giả bài thơ, đoạn thơ được nêu trong đề văn.

- Biết cách sử dụng các từ ngữ để diễn tả chính xác, truyền cảm những cảm nhận và rung động của em với các chi tiết, hình ảnh,... đặc sắc trong bài thơ.

- Suy nghĩ về giá trị, sự tác động của bài thơ, đoạn thơ đối với người đọc và với

chính bản thân.

Hoạt động 2: Thực hành viết theo các bước

  1. Mục tiêu: Nắm được các kĩ năng bản viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.
  3. Sản phẩm học tập: HS áp dụng các yêu cầu để viết bài.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS tự nghiên cứu phần Thực hành viết trang 46,47 và thực hiện theo các bước 

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe yêu cầu, thực hiện theo các bước để viết bài. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trình bày phần chuẩn bị.

- Các HS khác góp ý, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức 

II. Thực hành viết theo các bước

Đề bài tham khảo: Phân tích sự độc đáo về nội dung và hình thức của bài thơ “Đây mùa thu tới” (Xuân Diệu)

1. Chuẩn bị viết

Xem lại nội dung đọc hiểu bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu.

+ Trọng tâm cần làm rõ: sự độc đáo về nội dung và hình thức của bài thơ Đây mùa thu tới.

+ Kiểu văn bản chính: nghị luận về một tác phẩm thơ.

+ Phạm vi dẫn chúng: văn bản Đây mùa thu tới và các bài thơ có cùng đề tài (đặc biệt là những bài thơ về mùa thu trong văn học trung đại của Nguyễn Khuyến, Đỗ Phủ).



2. Tìm ý, lập dàn ý

a.  Tìm ý cho bài viết bằng cách suy luận từ khái quát đến cụ thể theo sơ đồ sau:


b. Lập dàn ý cho bài viết bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần:

- Mở bài: nếu vấn đề bằng một trong các cách: phản đề, so sánh, đặt câu hỏi…

- Thân bài: giải quyết vấn đề, ví dụ:

+ Phân tích khổ 1: Mùa thu về

Vẻ đẹp tang tóc: Tiễn đưa mùa hạ

Vẻ đẹp kiêu sa của một giai nhân: Mùa thu sắc vàng mơ kiều diễm (so sánh với sắc xanh của mùa thu truyền thống trong thơ  Nguyễn Khuyến…)

+ Phân tích khổ 2: mùa thu ngấm sau vào thế giới cảnh vật.

+ Phân tích khổ 3…

+ Phân tích khổ 4:…

- Kết bài: Tổng hợp được vấn đề bằng một trong các cách: tóm lược, phát triển, phối hợp giữ tóm lược với phát triển,…


=> Xem toàn bộ Giáo án Ngữ văn 11 cánh diều

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Ngữ văn 11 cánh diều Bài 6 Viết Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm thơ, Tải giáo án trọn bộ Ngữ văn 11 cánh diều, Giáo án word Ngữ văn 11 cánh diều Bài 6 Viết Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm thơ

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 CÁNH DIỀU

 

GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 CÁNH DIỀU