Soạn giáo án Ngữ văn 11 cánh diều Bài 5 Đọc 1: Kiến thức Ngữ văn

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Ngữ văn 11 cánh diều Bài 5 Đọc 1: Kiến thức Ngữ văn. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 600k/học kì - 700k/cả năm

=> Khi đặt, nhận giáo án ngay và luôn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Nội dung giáo án

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

TIẾT: KIẾN THỨC NGỮ VĂN

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- Phân tích và đánh giá được một số yếu tố về hình thức (các chi tiết tiêu biểu, sự kết nối giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật,…); nội dung (đề tài, chủ đề tư tưởng, triết lí nhân sinh,…) của truyện ngắn hiện đại.

- Nêu được ý nghĩa, tác động của văn bản văn học trong việc làm thay đổi suy nghĩ, tình cảm, cách nhìn và cách đánh giá của cá nhân đối với văn học và đời sống.

- Nhận biết và phân tích được tác dụng của một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường trong khi nói và viết, từ đó có ý thức và bước đầu viết vận dụng quy tắc ngôn ngữ một cách hiệu quả, sáng tạo.

- Viết được bài nghị luận về một tác phẩm truyện.

- Biết giới thiệu một tác phẩm truyện theo lựa chọn cá nhân.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung: 

- Rèn luyện được kĩ năng chia sẻ, hợp tác với mọi người trong quá trình trao đổi, làm việc nhóm để thực hiện các công việc được giao.

- Tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn góc độ phù hợp để tiếp nhận ý kiến, bảo vệ quan điểm của bản thân trước những ý kiến trái chiều.

  1. Năng lực đặc thù

- Vận dụng các yếu tố về hình thức, nội dung của truyện ngắn để viết các bài phân tích tác phẩm truyện. 

- Học sinh thuyết trình (giới thiệu, đánh giá) về một văn bản truyện ngắn.

  1. Phẩm chất

- HS chăm chỉ và có trách nhiệm với việc học.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

- Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh

- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài “Kiến thức ngữ văn”
  3. Nội dung thực hiện: 

- GV chuẩn bị slide khởi động: Hs quan sát các bức hình

- Học sinh trả lời câu hỏi

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
  2. Tổ chức hoạt động

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV lần lượt trình chiếu các hình ảnh về một số truyện ngắn nổi tiếng của văn học Việt Nam và nêu câu hỏi: “Đây là những tác phẩm nào? Xác định thể loại của tác phẩm ấy?”

(Truyện ngắn “Chí Phèo” – Nam Cao)

(Truyện ngắn “Vợ nhặt” – Kim Lân)

(Truyện ngắn “Chữ người tử tù” – Nguyễn Tuân)

(Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” – Nguyễn Quang Sáng)

(Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” – Nguyễn Thành Long)

- HS quan sát trả lời

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe yêu cầu của GV, suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • GV mời một số HS trả lời

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

  • GV dẫn dắt vào bài: Nhắc đến văn học Việt Nam hiện đại, bên cạnh sự phát triển của thơ ca, không thể không nhắc tới thể loại truyện ngắn. Truyện ngắn hiện đại Việt Nam mang tới cái nhìn đa thanh, đa chiều và dựng nên một bức tranh sống động về xã hội, con người Việt Nam qua từng thời kì. Yếu tố nào làm nên sức sống của truyện ngắn từ khi nó ra đời cho đến nay? Bài học “Kiến thức ngữ văn” hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi ấy.
  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
  2. Mục tiêu hoạt động: Giúp HS khắc sâu kiến thức về sự kết nối giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật, hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường.
  3. Nội dung thực hiện: 

- GV yêu cầu HS đọc, suy nghĩ kết hợp tìm hiểu trước ở nhà để trả lời các câu hỏi.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời.

  1. Sản phẩm dự kiến: Câu trả lời của học sinh.
  2. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN


Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu kiến thức ngữ văn

Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập 

- Giáo viên yêu cầu HS đọc phần Kiến thức ngữ văn và trả lời các câu hỏi:

+ Chỉ ra sự kết nối giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật?

+ Hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường là gì? Biểu hiện của nó?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh thảo luận tìm câu trả lời

Thời gian: 10 phút

Chia sẻ: 3 phút 

Phản biện và trao đổi: 2 phút 

Bước 3. Báo cáo, thảo luận 

- Học sinh chia sẻ bài làm và báo cáo phần tìm hiểu 

Bước 4. Kết luận, nhận định 

- Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản về kiến thức ngữ văn.

Kiến thức ngữ văn

1. Sự kết nối gữa lời người kể chuyện và lời nhân vật

- Trong truyện ngắn, lời người kể chuyện nhằm giới thiệu, miêu tả nhân vật, bối cảnh, dẫn dắt câu chuyện, tạo thành giọng chủ đạo của truyện.

- Lời nhân vật là phương tiện bộc lộ ý nghĩ, tâm trạng, cá tính của nhân vật trong từng tình huống cụ thể, góp phần thể hiện phẩm chất, tính cách nhân vật.

- Lời nhân vật thường có sự phối hợp hài hòa với lời của người kể chuyện

=> Tạo nên sự nối tiếp của mạch truyện và thúc đẩy câu chuyện phát triển.

2. Hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường

- Quy tắc ngôn ngữ: Chuẩn mực chung về cách phát âm, dùng từ, cấu tạo cụm từ, cấu tạo câu, dấu câu,…được mọi người trong cộng đồng thống nhất sử dụng để đảm bảo hiệu quả giao tiếp.

- Tuy nhiên trong một số trường hợp để thể hiện những sự vật, hiện tượng, cảm xúc, nhận xét đặc biệt người nói và người viết có thể phá vỡ những quy tắc này

=> Tăng hiệu quả giao tiếp

- Một số trường hợp phá vỡ quy tắc thông thường

Trường hợp

Ví dụ

Tách rời các tiếng trong từ

Dù ai nói ngả nói nghiêng/Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân (Cao dao)

Kết hợp từ bất bình thường

Mấy ông bà này rất tiết kiệm nụ cười và lời nói đùa. (Quý Thể)

Chuyển từ loại

Năm nay, ta lại nhớ bốn câu thơ của Bác Hồ, vừa rất thơ, vừa rất thép. (Phạm Văn Đồng)

Thay đổi trật tự từ trong cụm từ

Củi một cành khô lạc mấy dòng

(Huy Cận)

Thay đổi trật tự từ trong câu

Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám/Đâm toạc chân mây đá mấy hòn. (Hồ Xuân Hương)

Tỉnh lược thành phần chính của câu

Người con trai đầu của cô Hiền vừa tốt nghiệp trung học, tình nguyện đăng kí xin đi đánh Mỹ. Tháng 4 năm 1965, lên Thái Nguyên huấn luyện. Tháng 7 rời Thái Nguyên vào Nam. (Nguyễn Khải)

Tách một bộ phận câu thành câu

Không ai nói gì, người ta lảng dần đi. Vì nể cụ bá cũng có, nhưng vì nghĩ đến sự yên ổn của mình cũng có. (Nam Cao)

Sử dụng câu đặc biệt

Chập tối. Gió ở bến sông Châu thổi quằn quặn. (Sương Nguyệt Minh)


=> Xem toàn bộ Giáo án Ngữ văn 11 cánh diều

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Ngữ văn 11 cánh diều Bài 5 Đọc 1 Kiến thức Ngữ văn, Tải giáo án trọn bộ Ngữ văn 11 cánh diều, Giáo án word Ngữ văn 11 cánh diều Bài 5 Đọc 1 Kiến thức Ngữ văn

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 CÁNH DIỀU

 

GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 CÁNH DIỀU