Soạn giáo án Ngữ văn 11 cánh diều Bài 7 Đọc 2: Thương nhớ mùa xuân

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Ngữ văn 11 cánh diều Bài 7 Đọc 2: Thương nhớ mùa xuân. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../....

TIẾT: THƯƠNG NHỚ MÙA XUÂN

  1. MỤC TIÊU   
  • Mức độ yêu cầu cần đạt

- Nhận biết và phân tích được những đặc điểm của thể loại tùy bút: đề tài, kết cấu, ngôn ngữ,…

- Hiểu được cái tôi trữ tình, tâm tư, tình cảm, cảm xúc của tác giả thể hiện qua văn bản.

- Nhận thức được những giá trị văn hóa truyền thống được đề cập tới trong bài tùy bút.

- Liên hệ những giá trị ấy với đời sống thực tại để rút ra những bài học cho bản thân.

  1. Năng lực

 

  • Năng lực chung

 

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

  1. Năng đặc thù 

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả Vũ Bằng và tùy bút “Thương nhớ mùa xuân”

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về Tùy bút “Thương nhớ mùa xuân”

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.

  1. Phẩm chất

- Có khả năng phát hiện, cảm nhận cái đẹp – những chuyển biến tinh tế của thiên nhiên đất trời.

- Cảm xúc, tâm hồn phong phú hơn.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên
  • Giáo án
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
  • Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung tác phẩm “Thương nhớ mùa xuân”
  3. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở liên quan tới bài học dẫn dắt HS vào bài mới.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và những cảm xúc ban đầu về mùa xuân.
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

  • GV yêu cầu HS 

+ Cách 1: Theo dõi video về mùa xuân/về tết/ca khúc về xuân và chia sẻ cảm xúc

https://www.youtube.com/watch?v=E1s2DyqSWuI (Video: Kí ức Hà Nội – Phong vị Tết Hà Nội)

https://www.youtube.com/watch?v=dAdf1yofqmg (Video Ngày Tết quê em)

+ Cách 2: Kể tên một vài bài thơ viết về đề tài mùa xuân em đã được học/được đọc? Ấn tượng, cảm xúc, suy nghĩ những bài thơ đó gợi ra cho em?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe yêu cầu của GV, suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • GV mời một số HS nêu câu trả lời

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV đưa một vài gợi ý về thơ mùa xuân:

+ “Mùa xuân chín” – Hà Mặc Tử

+ “Ông đồ” – Vũ Đình Liên”

+ “Cáo tật thị chúng” (Cáo bệnh bảo mọi người) – Mãn Giác Thiền sư

+ “Vội vàng” – Xuân Diệu

+ “Cầm tay” – Xuân Diệu

- GV dẫn dắt vào bài mới: Một năm bắt đầu bằng mùa xuân. Một đời người bắt đầu bằng tuổi trẻ. Và tuổi trẻ thì chẳng có gì khác hơn là tuổi của tình yêu. Những chân lý ấy ngỡ như đã có từ thời khai thiên lập địa. Và cũng từ thuở ấy, các nhà thơ, những con người vốn đa cảm và nhạy cảm, đã thay chúng ta cất lên những tiếng tơ lòng say đắm của con người khi mỗi độ xuân về. Với vũ khí sắc bén là thứ tiếng Việt tuyệt vời dường như sinh ra để dành cho các nhà thơ, hơn một lần ta đã nghe vang lên trên thi đàn Việt những tiếng thơ ca tụng mùa xuân, cũng là ca tụng tuổi trẻ và tình yêu. Bài học hôm nay ta hãy cùng đắm mình trong hương sắc của mùa xuân trong tác phẩm “Thương nhớ mùa xuân” trích từ tập Tùy bút “Thương nhớ mười hai” của Vũ Bằng.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả Vũ Bằng, tác phẩm “Thương nhớ mùa xuân”
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến tác giả Vũ Bằng, tác phẩm “Thương nhớ mùa xuân”
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến tác giả Vũ Bằng, tác phẩm “Thương nhớ mùa xuân”
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc ở nhà hãy trình bày hiểu biết của em về tác giả Vũ Bằng, tác phẩm “Thương nhớ mùa xuân”

  • HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin trong SGK, chuẩn bị trình bày trước lớp.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. 

Dự kiến sản phẩm: HS dựa vào SGK, tóm tắt về nêu vài nét cơ bản về tác giả, tác phẩm.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

GV mở rộng: Vũ Bằng sinh ngày 3 tháng 6 năm 1913 tại Hà Nội và lớn lên trong một gia đình Nho học, quê gốc ở làng Lương Ngọc, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Ông theo học Trường Trung học Albert Sarraut, tốt nghiệp Tú tài Pháp. Ông là một người có tính cách cởi mở, thanh lịch.

- Năm 1935, ông lập gia đình với bà Nguyễn Thị Quỳ, người Bắc Ninh. Cuối năm 1946, Vũ Bằng cùng gia đình tản cư ra vùng kháng chiến.

- Cuối năm 1948, trở về Hà Nội, ông bắt đầu tham gia hoạt động trong mạng lưới tình báo cách mạng. Năm 1954, được sự phân công của tổ chức, ông vào Sài Gòn, để lại vợ và con trai ở Hà Nội (năm 1967, bà Quỳ qua đời) và tiếp tục hoạt động cho đến 30 tháng 4 năm 1975. Vì nhiều nguyên nhân, trong đó có sự đứt đoạn đường dây liên lạc, mãi đến sau này, ông mới được công nhận là người hoạt động cách mạng và được truy tặng huân chương nhà nước. Ở Sài Gòn, ông lập gia đình với bà Phấn.

- Ông mất lúc 4 giờ 30 phút ngày 7 tháng 4 năm 1984 tại Thành phố Hồ Chí Minh, thọ 71 tuổi. Ngày 13 tháng 2 năm 2007, nhà văn Vũ Bằng được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả: Vũ Bằng (1913 – 1984)

a. Cuộc đời

- Quê gốc: ở làng Lương Ngọc, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, nhưng ông sinh ra và lớn lên ở Hà Nội.

- Gia đình: lớn lên trong một gia đình Nho học.

- Ông từng tốt nghiệp Tú tài Pháp và bắt đầu sáng tác.

- Được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2007

b. Con người

- Rất yêu Hà Nội và có tình cảm đặc biệt với nơi này

=> Nguồn cảm hứng sáng tác bất tận của ông.

- Ông là một người có tính cách cởi mở, thanh lịch mang nét đặc trưng của người Pháp.

c. Sự nghiệp

- Tác phẩm chính:

+ Một mình trong đêm tối (tiểu thuyết – 1937)

+ Truyện hai người (tiểu thuyết – 1940), Tội ác và hối hận (tiểu thuyết – 1940)

+ Để cho chàng khỏi khổ (truyện ngắn – 1941)

+ Khảo về tiểu thuyết (lý luận phê bình – 1941)

+ Cai (tự truyện – 1940, đã đăng báo, 1944, xuất bản sách)

+ Chớp bể nứa nguồn (tiểu thuyết – sau 1947)

+ Trong đất Hà (phóng sự – 949)

+ Thư gửi cho người mất tích (tiểu thuyết – 1950)

+ Miếng ngon Hà Nội ((1960)

+ Bốn mươi năm nói láo (hồi ký – 1969)

+ Thương nhớ mười hai (tùy bút, bút ký – 1972)

- Phong cách/đặc điểm sáng tác: 

+ Tìm về bản sắc văn hóa dân tộc với những đặc trưng phong tục, ẩm thực từng vùng miền cùng nỗi nhớ gia đình, quê hương da diết. 

+ Ông đi sâu vào những đặc sắc văn hóa của mỗi vùng và gởi gắm vào đó biết bao yêu thương, tình cảm.

2. Tác phẩm

- Xuất xứ: văn bản “Thương nhớ mùa xuân” trích trong tập “Thương nhớ mười hai" của tác giả Vũ Bằng.

- Hoàn cảnh sáng tác: sáng tác năm 1971, ra đời trong bối cảnh tác giả phải sống xa quê hương vì tình cảnh đất nước bị chia cắt, viết về thiên nhiên, về con người Việt Nam trong mười hai tháng của một năm.

- Bố cục:

+ Phần 1: từ đầu đến “mê luyến mùa xuân”

-> Cảm nhận về quy luật tình cảm của con người với mùa xuân.

+ Phần 2: Tiếp đó đến “mở hội liên hoan”

-> Cảnh sắc, không khí mùa xuân Hà Nội.

+ Phần 3: còn lại

-> Cảnh sắc và không khí màu xuân sau ngày rằm tháng Giêng.

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 600k/học kì - 700k/cả năm

=> Khi đặt, nhận giáo án ngay và luôn. Được tặng kèm: Phiếu trắc nghiệm, đề thi ma trận...

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Ngữ văn 11 cánh diều Bài 7 Đọc 2 Thương nhớ mùa xuân, Tải giáo án trọn bộ Ngữ văn 11 cánh diều, Giáo án word Ngữ văn 11 cánh diều Bài 7 Đọc 2 Thương nhớ mùa xuân

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 CÁNH DIỀU

 

GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 CÁNH DIỀU