Soạn giáo án Ngữ văn 11 cánh diều Bài 4 Đọc 3: Thực hành đọc hiểu tiếng Việt của lớp trẻ bây giờ

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Ngữ văn 11 cánh diều Bài 4 Đọc 3: Thực hành đọc hiểu tiếng Việt của lớp trẻ bây giờ. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 600k/học kì - 700k/cả năm

=> Khi đặt, nhận giáo án ngay và luôn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Nội dung giáo án

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

TIẾT: THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU TIẾNG VIỆT CỦA LỚP TRẺ BÂY GIỜ

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- Nhận biết và phân tích được một văn bản thông tin sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt và các hình thức trình bày - kênh chữ và kênh hình qua bài viết “Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ”

- Biết vận dụng những ưu thế của phương thức biểu đạt và các hình thức trình bày để tạo lập được một văn bản thông tin vừa đúng đặc trưng thể loại, vừa sinh động, hấp dẫn.

  1. Năng lực

a.Năng lực chung

 - Năng lực tự chủ và tự học: đọc, tìm hiểu văn bản thông tin ở phần ĐỌC gồm: “Phải coi pháp luật như khí trời để thở”, “Tạ Quang Bửu - người thầy thông thái”, “Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ”; tìm hiểu thêm các bài viết về việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; tìm kiếm các nguồn tư liệu liên quan (tranh ảnh, video, bài viết…); huy động những trải nghiệm của bản thân (nếu có) về các loại văn bản thông tin.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: xác định được mục đích, nội dung, phương pháp giao tiếp; biết chia sẻ nguồn tư liệu và trải nghiệm của cá nhân; thảo luận nhóm; thuyết trình, đối thoại với các giáo viên và bạn học về các vấn đề của bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: xử  lý các tình huống được đặt ra trong bài học.

  1. Năng lực đặc thù

- Năng lực ngôn ngữ 

- Biết phân tích, đánh giá được vai trò của các phương thức biểu đạt và các hình thức trình bày được sử dụng trong văn bản thông tin;

- Biết đọc - hiểu phương thức biểu đạt và các hình thức trình bày

- Biết vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để thực hiện một số nhiệm vụ trong thực tiễn.

  1. Phẩm chất

- Bồi dưỡng cho HS ý thức học tập, yêu thích vẻ đẹp của ngôn ngữ tiếng Việt đồng thời chú trọng các phương thức biểu đạt và các hình thức trình bày để phục vụ cho hoạt động giao tiếp một cách hiệu quả. 

- Biết học hỏi, chia sẻ và không ngừng cố gắng để hoàn thiện bản thân.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên

- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi.

- Máy tính, máy chiếu.

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

  1. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SGV Ngữ văn 11

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Giúp HS huy động vốn kiến thức và kĩ năng đã có để chuẩn bị tiếp nhận kiến thức, tạo ra hứng thú và và một tâm thế tích cực để HS bước vào bài học mới.
  3. Nội dung

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu một văn bản thông tin trên báo chí có sử dụng phương thức biểu đạt và hình thức trình bày

-  GV tổ chức lớp theo nhóm nhỏ (2 HS cùng bàn), đặt câu hỏi yêu cầu HS trả lời.

+ Câu hỏi 1: Quan sát văn bản thông tin vừa trình chiếu trên, em hãy cho biết văn bản trên đã sử dụng các phương thức biểu đạt và hình thức trình bày nào?

+ Câu hỏi 2: Nêu tác dụng, hiệu quả của việc sử dụng các phương thức biểu đạt và hình thức trình bày nhằm biểu đạt thông tin? 

Huế là một thành phố nằm ở miền Trung Việt Nam, từng là cố đô của đất nước trong thời kỳ triều Nguyễn từ năm 1802 đến năm 1945. Với vị trí địa lý đẹp và di sản lịch sử văn hóa phong phú, Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

(Toàn cảnh Cố đô Huế)

Cố đô Huế có nhiều công trình kiến trúc hoàng gia độc đáo như Cố Đô Huế (The Imperial City) với cung điện, đền đài và các công trình kiến trúc lâu đời. Ngoài ra, thành phố còn có nhiều đền chùa, nhà thờ cổ kính, hồ, suối, khu vườn, đặc biệt là những cây cầu xưa nổi tiếng như cầu Trường Tiền, cầu Thanh Toàn, cầu Phú Xuân, v.v.

Huế còn nổi tiếng với văn hóa ẩm thực đặc sắc và các món ăn truyền thống như bún bò Huế, nem lụi, chè Huế, nước mắm chấm, v.v. Đến Huế, du khách có thể khám phá không chỉ lịch sử văn hóa đặc biệt mà còn được tận hưởng không khí yên bình, thanh bình của thành phố cổ kính này.

- GV yêu cầu nhóm HS cử đại diện để trả lời câu hỏi của GV

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận theo cặp và thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV yêu cầu một số nhóm trình bày sản phẩm và nhận xét.

Bước 4:  Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV chốt lại một số vấn đề cần lưu ý khi đọc hiểu văn bản thông tin có sử dụng phương thức biểu đạt và các hình thức trình bày.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu: Vận dụng năng lực ngôn ngữ để tạo lập được văn bản thông tin có sự kết hợp phương thức biểu đạt và hình thức trình bày.
  2. Nội dung: 

- HS vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập,

- HS làm bài tập vào vở ở nhà theo yêu cầu của GV. 

  1. Sản phẩm: Bài làm của học sinh (Vở bài tập)
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ : Đọc và kiểm tra việc đọc

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

HS dựa vào mội dung đã đọc ở nhà và trả lời các câu hỏi trong ô bên phải của văn bản:

Câu 1: Việc trích dẫn bài viết của Giâu có tác dụng gì?

Câu 2: Tranh minh họa liên quan đến nội dung gì?

Câu 3: Vì sao đây lại là điều đáng nói?

Câu 4: Phân biệt sự "đa dạng" và "hỗn tạp".

Câu 5:. Tác giả nêu lên vấn đề gì ở phần kết?


Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trả lời các câu hỏi trong SGK

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 5 HS lên trả lời câu hỏi, yêu cầu các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

I. Đọc văn bản

1. Câu 1: Việc trích dẫn bài viết của Giâu để chứng minh cho vấn đề tác giả đang đề cập đến, đó là một bộ  phận giới trẻ đang phá vỡ các chuẩn mực chính tả.

2. Câu 2

- Tranh minh họa liện quan đến nội dung của bài viết: Giới trẻ đang phá vỡ chuẩn mực chính tả. 

- Trong bức tranh dù nêu cao khẩu hiệu "giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt" nhưng chính chữ viết khẩu hiệu lại bị viết tắt, viết sai.

3. Câu 3

- Đây là điều đáng nói vì cách nói này là do tự sáng tạo theo ý thích của nhiều nhòm học đường tạo nên teencode khác nhau. 

- Mỗi nhóm một kiểu không giống với ngôn ngữ toàn dân. Nó gây ra nhiều sự hỗn loạn khó kiểm soát. 

4. Câu 4

- Đa dạng là sự phong phú của nhiều cá thể khác nhau trong một tập thể. 

- Hồn tạp là  không thuần nhất, gồm có nhiều thứ rất khác nhau lẫn lộn vào với nhau.

5. Câu 5

Ở phần kết, tác giả nêu lên vấn đề: Giới trẻ vì mải mê "sáng tạo" lạ kì mà quên mất việc học tập và trau dồi tiếng mẹ đẻ.




=> Xem toàn bộ Giáo án Ngữ văn 11 cánh diều

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Ngữ văn 11 cánh diều Bài 4 Đọc 3 Thực hành đọc hiểu tiếng Việt của lớp trẻ bây giờ, Tải giáo án trọn bộ Ngữ văn 11 cánh diều, Giáo án word Ngữ văn 11 cánh diều Bài 4 Đọc 3 Thực hành đọc hiểu tiếng Việt của lớp trẻ bây giờ

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 CÁNH DIỀU

 

GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 CÁNH DIỀU