Soạn giáo án Ngữ văn 11 cánh diều Bài 8 Đọc 1: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Ngữ văn 11 cánh diều Bài 8 Đọc 1: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../....

TIẾT  : VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI

  • MỤC TIÊU   
  • Kiến thức
  • HS hiểu được những đặc trưng của thể loại bi kịch được thể hiện trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài.
  • HS hiểu được tư tưởng, những đặc sắc trong nghệ thuật kịch của Nguyễn Huy Tưởng.
  • HS liên hệ văn bản với đời sống, từ đó lựa chọn cách hành xử phù hợp.
  • Năng lực
  • Năng lực chung
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

 

  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

  1. Năng lực đặc thù

 

  • Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của bi kịch như: xung đột, hành động, lời thoại, nhân vật, cốt truyện, hiệu ứng thanh lọc qua VB Vĩnh biệt cửu trùng đài, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm; nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung của VB kịch qua VB Vĩnh biệt cửu trùng đài

 

  • Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của tác phẩm qua VB Vĩnh biệt cửu trùng đài
  • Trân trọng lẽ sống cao đẹp, có ý thức suy nghĩ và thể hiện chủ kiến trước các vấn đề của đời sống.
  1. Phẩm chất

- Trân trọng gia trị nhân văn, sự chân thành, chung thủy, lòng vị tha, nhân hậu trong tình yêu.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  • Chuẩn bị của giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

-  Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  •  KHỞI ĐỘNG
  1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, chia sẻ cảm nhận cá nhân: Đã bao giờ bạn tự hỏi: “Tôi là ai? Uớc mơ lớn nhất của tôi là gì? Tôi có thể làm gì để đạt được ước mơ ấy?”. Hãy chia sẻ với các bạn những suy nghĩ đó của mình.
  3. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS: Đã bao giờ bạn tự hỏi: “Tôi là ai? Uớc mơ lớn nhất của tôi là gì? Tôi có thể làm gì để đạt được ước mơ ấy?”. Hãy chia sẻ với các bạn những suy nghĩ đó của mình.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt vào bài học mới  Trong làng kịch hiện đại Việt Nam, bên cạnh Lưu Quang Vũ tài năng, vực dậy cả một nền văn học kịch đang trên đà tuột dốc, ta cũng không thể không nhắc đến Nguyễn Huy Tưởng một trong những nhà viết kịch và tiểu thuyết xuất sắc. Các tác phẩm của ông thường đi khai thác các đề tài lịch sử và tác phẩm Vũ Như Tô là tác phẩm nổi bật nhất. Xung đột kịch được đẩy lên đến cao trào và được giải quyết ở hồi thứ 5 “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” qua đó thể hiện quan niệm sâu sắc của ông về cuộc đời và nghệ thuật. Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cũng đi tìm hiểu văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài để thấy những đặc sắc của kịch hiện đại Việt Nam.

B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học 

  1. Mục tiêu: Nắm được nội dung chủ đề Nhân vật và xung đột trong bi kịch và thể loại các tác phẩm có trong chủ đề. Nắm được các khái niệm về đề tài, chi tiết, tính cách nhân vật.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài Nhân vật và xung đột trong bi kịch 
  3. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về nội dung bài Nhân vật và xung đột trong bi kịch 
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS:

+ Đọc phần Giới thiệu bài học, khái quát chủ đề Nhân vật và xung đột trong bi kịch

+ Nêu tên và thể loại các VB đọc chính và VB đọc kết nối chủ đề.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe câu hỏi, đọc phần Giới thiệu bài học và tìm tên các VB trong bài 1.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.

1. Giới thiệu bài học

- Chủ đề Nhân vật và xung đột trong bi kịch và bao gồm các văn bản kịch nhằm khắc họa nhưng sự mâu thuẫn trong nhân vật cũng là sự mâu thuẫn với thời cuộc với xã hội.

- Tên và thể loại của các VB đọc chính và VB đọc kết nối chủ đề:

Tên văn bản

Thể loại

Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

kịch

Thề nguyền và vĩnh biệt

Kịch






Hoạt động 2: Khám phá Tri thức ngữ văn

  1. Mục tiêu: Nắm được một số yếu tố hình thức của kịch
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến yếu tố hình thức của kịch
  3. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về yếu tố hình thức của kịch
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS:

+ Đọc các thông tin về khái niệm, đề tài, chủ đề trong phần Tri thức ngữ văn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc các thông tin trong phần Tri thức ngữ văn, lấy ví dụ trong một văn bản cụ thể.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 3 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức Ghi lên bảng.

- GV bổ sung kiến thức:

2. Tri thức ngữ văn

- Bi kịch:

Bi kịch là một thể loại thuộc về kịch. Bi kịch triển khai xung đột thông qua sự dàn cảnh, luân chuyển lời đối thoại, hành động của nhân vật trên sân khấu.  Đặc trưng của bi  kịch nằm ở cái bi. Cái bi bắt nguồn từ xung đột không thể giải quyết êm thấm của những nhân cách tự do đấu tranh với các tất yếu diễn ra không phụ thuộc vào ý chí của họ. Cái bi xuất hiện trong nhiều lĩnh vực đời sống, trong nhiều loại hình nghệ thuật nhiều thể loại văn học khác nhau. 

Đối với bi kịch yếu tố bi là yếu tố hạt nhân quy định đặc điểm thể loại làm nên cảm hứng chủ đạo, quy định kiểu nhân vật, xung đột, tổ chức ngôn từ hành động và cả tầm đón nhận của khán giả.

Bi kịch tập trung diễn tả những xung đột hệ trọng đạt tới mức canwgthanwgr tột độ giữa những mong muốn hành động cao đẹp, hào hùng của con người với những tình thế bi đát không thể đảo ngược của thực tại hay với những trở ngại tồn tại ngay trong bản tính con người như những biểu hiện tất yếu.

Cảm hứng chủ đạo của bi kịch thường được hình thành từ xúc cảm đau đớn về sự mất mát cá giá trị đời sống: ý thức về cái đẹp, cái hùng phải chịu thất bại đưa đến nỗi đau cùng cực.

Những khát vọng hành động tương ứng với lực chọn tự do của nhân vật chính dù có dẫn đến thảm cảnh song bao giờ cũng hào hùng, bi tráng. Do đó bi kịch chính là tiếng nói khẳng định sự bất tử của ý chí, khát vọng và chiến thắng tinh thần của con người trong cuộc đấu tranh chống lại những tình thế bi đát của thực tại và những yếu hèn của cá nhân con người.

  • Xung đột cốt truyện, nhân vật và hành động ngôn ngữ trong bi kịch

+ Xung đột trong bi lịch là những mâu thuẫn hệ trọng gay gắt giữa những lựa chọn hành động tự do của nhân vật như một nhân cách mạnh mẽ đấu tranh với cái tất yếu khách quan được thể hiện như những thế lực đối kháng mạnh mẽ hơn gấp bội.  và cả cái tất yếu chủ quan ở bên trong như trở ngại khó có thể khắc phục bắt nguồn từ bản tính tự nhiên cố hữu. Những xung đột trong bi kịch diễn ra căng thẳng dẫn đến thảm họa gây nên đau khổ tột cùng và không thể giải quyết êm thấm.

+ Cốt truyện trong bi kịch thường xoay quanh những chủ đề như: định mệnh ngang trái, khát vọng kì vĩ không thể thành hiện thực, những mất mát lớn lao, nổi loạn chống lại trật tự thế giới, sự quả báo, tình yêu trắc trở, sự trả thù khó khăn, sự giằng xé giữa bổn phận và đam mê, tội ác và sự trừng phạt của lương tâm không ngủ yên….

Cốt truyện bi kịch được tổ chức với những mâu thuẫn căng thẳng tình tiết, diễn biến hành động phát triển gấp gáp với những tai biến bi đát và kết cục bi thảm. 

+ Nhân vật chính trong bi kịch thường có tính cách mạnh mẽ với khát vọng khẳng định chính kiến đức tin lẽ phải của mình bằng lựa chọn hành động tự do. Song lựa chọn này của nhân vật bi kịch xung đột với hoàn cảnh thực tế, hoặc vấp phải những trở ngại ngay trong bản tính cố hữu không thể vượt qua. Nhân vật chính của bi kịch cái chết nhiều khi không đau đớn bằng ý thức về sự mất mát các giá trị đời sống, ý thức ấy dằn vặt cả khi nhân vật ngã xuống trong cuộc đấu tranh khẳng định ý chí và tinh thần tự do.

  • Ngôn ngữ kịch

Ngoài việc khắc họa tính cách nhân vật còn mang nặng chức năng biểu hiện và thúc đẩy hành động tô đậm xung đột. Tổ chức ngôn ngữ trong bi kịch có sự luân chuyển lời thoại chủ yếu thực hiện chức năng tô đậm xung đột trong tình thế bi đát, thể hiện sự gay gắt căng thẳng tột độ của cả diễn biến hành động bên ngoài lẫn trong bi kịch không chỉ căng thẳng mà còn chất chứa biện luận thể hiện những mâu thuẫn gay gắt những suy tư trăn trở và ý chí khát vọng của nhân vật.

  • Hiệu ứng thanh lọc của bi kịch

Cái bi trong bi kịch bắt nguồn không phải chỉ từ ấn tượng sợ hãi thảm cảnh mà cả sự đồng cảm xót thương của người tiếp nhận với những đau đớn của nhân vật về sự mất mát các giá trị đời sống của thời đại hay bên trong mỗi con người. Thuật ngữ hiệu ứng thanh lọc của bi kịch có thể hiểu là hiệu ứng tiếp nhận đặc thù của bi kịch: theo dõi hành động kịch căng thẳng, gay gắt, kết cục bi thảm , người tiếp  nhận bi kịch có thể sợ hãi, kinh hoàng, thương cảm, xót xa như chính mình đang trải nghiệm những bế tắc trong cuộc sống cùng nhân vật để rồi sau đó thấy sự căm ghét cái đê tiện, giả dối, ngưỡng mộ, cảm phục cái cao cả, tâm hồn như được thanh lọc trở nên hài hòa, thăng bằng hơn

 

Hoạt động 3: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả và tác phẩm
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
  1. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tác giả và tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, thực hiện những yêu cầu sau đây:

  • Nêu một số nét cơ bản về tác giả và xuất xứ và tóm tắt nội dung của văn bản “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”.








Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. 

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I.Tìm hiểu chung

  1. Tác giả

Nguyễn Huy Tưởng là một nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng ở Việt Nam. Ông là cha đẻ của những vở kịch nổi tiếng như: Vũ Như Tô, Bắc Sơn, Sống mãi với Thủ đô,…

- Mặc dù đến với văn chương khá muộn, không có được yếu tố thiên bẩm thế nhưng với sự cố gắng không ngừng nghỉ cùng đam mê của bản thân Nguyễn Huy Tưởng đã gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp văn chương. Văn của ông luôn mộc mạc, giản dị và gần gũi với cuộc sống con người.

- Quan điểm sáng tác của tác giả: “Phận sự một người tầm thường như tôi muốn tỏ lòng yêu nước thì chỉ có việc viết văn quốc ngữ thôi.”

* Xuất xứ: 

- Vũ Như Tô là vở kịch lịch sử năm hồi viết về một sự kiện xảy ra ở Thăng Long khoảng năm 1516 – 1517, dưới triều Lê Tương Dực. Đoạn trích "Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài" thuộc hồi V, hồi cuối cùng của tác phẩm.

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 600k/học kì - 700k/cả năm

=> Khi đặt, nhận giáo án ngay và luôn. Được tặng kèm: Phiếu trắc nghiệm, đề thi ma trận...

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Ngữ văn 11 cánh diều Bài 8 Đọc 1 Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, Tải giáo án trọn bộ Ngữ văn 11 cánh diều, Giáo án word Ngữ văn 11 cánh diều Bài 8 Đọc 1 Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 CÁNH DIỀU

 

GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 CÁNH DIỀU