Soạn giáo án Ngữ văn 11 cánh diều Bài 6: Kiến thức Ngữ văn

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Ngữ văn 11 cánh diều Bài 6: Kiến thức Ngữ văn. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 600k/học kì - 700k/cả năm

=> Khi đặt, nhận giáo án ngay và luôn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Nội dung giáo án

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../....

TIẾT: KIẾN THỨC NGỮ VĂN

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- Nhận biết và phân tích được vai trò của yếu tố tượng trưng trong thơ; giá trị thẩm mĩ của các yếu tố cấu tứ, ngôn từ; tình cảm xúc chủ đạo của người viết.

- Nhận diện, phân tích được tác dụng của một số biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, sử dụng các câu hỏi tu từ, cấu trúc lặp,…

- Viết được bài nghị luận về một tác phẩm thơ.

- Biết giới thiệu một tác phẩm thơ theo lựa chọn cá nhân.

- Nhận biết và trân trọng những vẻ đẹp sâu kín, vô hình của tạo vật và thế giới.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung: 

- Rèn luyện được kĩ năng chia sẻ, hợp tác với mọi người trong quá trình trao đổi, làm việc nhóm để thực hiện các công việc được giao.

- Tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn góc độ phù hợp để tiếp nhận ý kiến, bảo vệ quan điểm của bản thân trước những ý kiến trái chiều.

  1. Năng lực đặc thù

- Vận dụng các yếu tố về hình thức, nội dung của truyện ngắn để viết các bài phân tích tác phẩm thơ

- Học sinh thuyết trình (giới thiệu, đánh giá) về một văn bản thơ

  1. Phẩm chất

- HS chăm chỉ và có trách nhiệm với việc học.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

- Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh

- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài “Kiến thức ngữ văn”
  3. Nội dung thực hiện: 

- GV chuẩn bị câu hỏi khởi động

- Học sinh trả lời câu hỏi

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
  2. Tổ chức hoạt động

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS liệt kê một số yếu tố làm nên sức sống, sức hấp dẫn của các tác phẩm thơ?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe yêu cầu của GV, suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • GV mời một số HS trả lời

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chỉnh sửa, chốt ý

- GV dẫn dắt vào bài: Thơ là tiếng lòng đa thanh của người nghệ sĩ, là đầy đủ những cung bậc cảm xúc, là cái nhìn soi chiếu thế giới hiện thực khách quan qua lăng kính chủ quan của chính mình. Vì thế, thơ muôn đời là muôn điệu của tâm hồn. Đọc thơ, thẩm thơ, hiểu thơ để say thơ là cái thú muôn đời của con người. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về các yếu tố cấu thành nên bài thơ qua phần “Kiến thức ngữ văn”.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
  2. Mục tiêu hoạt động: Giúp HS khắc sâu kiến thức về cấu tứ, yếu tố tượng trưng trong thơ.
  3. Nội dung thực hiện: 

- GV yêu cầu HS đọc, suy nghĩ kết hợp tìm hiểu trước ở nhà để trả lời các câu hỏi.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời.

  1. Sản phẩm dự kiến: Câu trả lời của học sinh
  2. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu kiến thức ngữ văn

Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập 

- Giáo viên yêu cầu HS đọc phần Kiến thức ngữ văn và trả lời các câu hỏi:

+ Cấu tứ là gì? Nêu một vài ví dụ?

+ Thơ có yếu tố đặc trưng là gì? Biểu hiện của nó trong văn học qua các thời kì văn học?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh thảo luận tìm câu trả lời

Thời gian: 10 phút

Chia sẻ: 3 phút 

Phản biện và trao đổi: 2 phút 

Bước 3. Báo cáo, thảo luận 

- Học sinh chia sẻ bài làm và báo cáo phần tìm hiểu 

Bước 4. Kết luận, nhận định 

Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản về kiến thức ngữ văn.

Kiến thức ngữ văn

  • Cấu tứ

- Là cách triển khai, tổ chức hình ảnh, mạch cảm xúc của bài thơ. Một số cách tổ chức cấu tứ thường gặp: tương đồng, tương phản, tăng cấp, chuyển hoá hoặc thống nhất các mặt đối lập (động / tĩnh, không gian / thời gian, cảnh / tình,...). 

- Ví dụ: bài thơ Bảo kính cảnh giới (bài 43) của Nguyễn Trãi là sự vận động từ cảm xúc của người nghệ sĩ trước vẻ đẹp thiên nhiên (6 câu đầu) 

Rồi hóng mát thuở ngày trường

Hoè lục đùn đùn tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương

Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương

sang cảm xúc của người luôn gắn buồn vui của mình với cuộc sống của trăm họ (2 câu kết).

Dễ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ khắp đòi phương

  • Thơ có yếu tố tượng trưng

- Thơ có yếu tố tượng trưng là thơ có những hình ảnh mang tính biểu tượng, gợi cho người đọc những ý niệm, hoặc gợi lên một liên tưởng sâu xa.

- Biểu hiện qua các thời kì văn học:

+ Trong thơ cổ điển, các hình ảnh tùng, cúc, trúc, mai tượng trưng cho người quân tử (với tâm hồn thanh cao). Trong ca dao, cặp hình ảnh thuyền – bến tượng trưng cho người con trai / người ra đi (thuyền) và người con gái / người ở lại (bến). Những hình ảnh tượng trưng này có tính công thức, gắn với truyền thống văn hoá của một cộng đồng.

+ Trong thơ hiện đại, về cơ bản, các hình ảnh có tính biểu tượng gắn với phong cách và cái nhìn nghệ thuật của từng nhà thơ, thường được xây dựng thông qua cách sử dụng nhạc điệu, những kết hợp từ bất thường, các phép so sánh và đặc biệt là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác nhằm biểu đạt những rung động, nhận thức sâu xa, những tồn tại vô hình. Ý nghĩa của yếu tố tượng trưng trong thơ vì thế thường mơ hồ, không xác định nhưng lại ẩn chứa những phát hiện, liên tưởng độc đáo. Ví dụ:

Chiều mộng hoà thơ trên nhánh duyên,

Cây me ríu rít cặp chim chuyền.

Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá,

Thu đến – nơi nơi động tiếng huyền.

(Xuân Diệu)

Mặc dù bức tranh thơ vẫn dựa trên những chất liệu trong đời sống hiện thực (thời gian: buổi chiều; các sự vật: cây me, chim, lá,...) nhưng cái mà tác giả hướng tới là trạng thái vô hì nh ẩn giấu bên trong của tạo vật. Vì thế, chiều thành chiều mộng, nhánh cây thành nhánh duyên. Đây là những kết hợp từ bất thường gợi lên một trạng thái mơ mộng, xao xuyến của vũ trụ. Một biểu hiện khác của yếu tố tượng trưng trong khổ thơ trên là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: “động tiếng huyền”. Từ động có thể hiểu là “vang động” (cảm nhận bằng thính giác) nhưng cũng có thể được hiểu là “chuyển động” (cảm nhận bằng thị giác). Theo cách hiểu thứ hai, âm thanh (vô hình) được hữu hình hoá, như cựa mình, thức dậy. Khổ thơ dày đặc những yếu tố tượng trưng và vì thế là một phát hiện mầu nhiệm về sự bí ẩn sâu xa của trời đất trong thời khắc thu về.


=> Xem toàn bộ Giáo án Ngữ văn 11 cánh diều

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Ngữ văn 11 cánh diều Bài 6 Kiến thức Ngữ văn, Tải giáo án trọn bộ Ngữ văn 11 cánh diều, Giáo án word Ngữ văn 11 cánh diều Bài 6 Kiến thức Ngữ văn

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 CÁNH DIỀU

 

GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 CÁNH DIỀU