Soạn giáo án Ngữ văn 11 cánh diều Bài 6 Đọc 4: Tình ca ban mai

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Ngữ văn 11 cánh diều Bài 6 Đọc 4: Tình ca ban mai. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 600k/học kì - 700k/cả năm

=> Khi đặt, nhận giáo án ngay và luôn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Nội dung giáo án

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../....

TIẾT: TÌNH CA BAN MAI

  1. MỤC TIÊU   
  2. Kiến thức

- Nhận biết được cách tổ chức cấu tứ, những yếu tố tượng trưng, việc sử dụng từ ngữ, các biện pháp tu từ, cách tổ chức câu thơ.

- Hiểu được tác dụng của các yếu tố tượng trưng trong bài thơ trong việc bộc lộc cảm xúc, suy ngẫm của tác giả.

- Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản, phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

  1. Năng đặc thù 

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả Chế Lan Viên và bài thơ “Tình ca ban mai”

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về bài thơ “Tình ca ban mai”

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.

  1. Phẩm chất

- Có khả năng phát hiện, cảm nhận cái đẹp – tình yêu đôi lứa, một thứ tình cảm thiêng liêng, bất diệt của con người.

- Biết cách yêu mình, yêu người.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên
  • Giáo án
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
  • Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài thơ “Tình ca ban mai”
  3. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở liên quan tới bài học dẫn dắt HS vào bài mới.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS cảm xúc ban đầu.
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

  • GV yêu cầu HS đọc một vài bài thơ viết về tình yêu của Chế Lan Viên (đã được chuẩn bị trước ở nhà) và nêu ấn tượng về những bài thơ ấy.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe yêu cầu của GV, suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • GV mời một số HS nêu câu trả lời

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV gợi ý tên một vài bài thơ đề tài tình yêu của Chế Lan Viên: 

+ Bài thơ “Nhớ”

+ “Những sợi tơ lòng”

+ “Hoàng hôn”

+ “Khúc ca chiều”

+ “Chùm nhỏ thơ yêu”

+ “Khoảng cách”

- GV dẫn dắt vào bài: Chế Lan Viên được biết được là một nhà thơ vô cùng nổi tiếng với hàng loạt các tác phẩm nổi tiếng được nhiều người thuộc lòng như “hoàng hôn”, “chùm nhỏ thơ yêu”…. Tuy nhiên đến với Tình ca ban mai; Chế Lan Viên đã tạo nên một dấu ấn đặc biệt trong lòng người đọc. Hãy cùng tìm hiểu về văn bản Tình ca ban mai qua bài học hôm nay.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả Chế Lan Viên và bài thơ “Tình ca ban mai”
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến tác giả Chế Lan Viên và bài thơ “Tình ca ban mai”
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến tác giả Chế Lan Viên và bài thơ “Tình ca ban mai”
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện dựa vào nội dung đã đọc ở nhà hãy trình bày hiểu biết của em về tác giả Chế Lan Viên và bài thơ “Tình ca ban mai”


Nhà thơ Chế Lan Viên

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin trong SGK, chuẩn bị trình bày trước lớp.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. 

Dự kiến sản phẩm: HS dựa vào SGK tóm tắt về nêu vài nét cơ bản về tác giả, tác phẩm.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

GV mở rộng: Chế Lan Viên là bút danh. Nhà thơ có tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan, ra đời năm 1920 ở quê hương Cam Lộ (Quảng Trị) nhưng có tuổi thơ và lớn lên ở Bình Định. Ông sớm nổi tiếng từ năm 17 tuổi với tập thơ đầu tay có tên “Điêu tàn”, là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của phong trào Thơ mới trước Cách mạng tháng Tám. Thơ ông nhất quán cả sự nghiệp là tính chất suy tưởng, triết luận sâu sắc. Ông có 2 câu thơ cực kỳ nổi tiếng hầu như ai cũng biết mà không nhiều người rõ tác giả: 

“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn”

(Trích “Tiếng hát con tàu”).

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả: Chế Lan Viên (1920 – 1989)

a. Cuộc đời

Chế Lan Viên (1920 - 1989) tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan.

- Quê quán: Cam An, Cam Lộ, Quảng Trị. Từ năm 1927, gia đình ông chuyển vào An Nhơn, Bình Định.

- Sau khi tốt nghiệp Trung học, Chế Lan Viên đi dạy học ở trường tư, làm báo ở Sài Gòn và các tỉnh miền Trung.

- Ông tham gia cách mạng tháng Tám ở Quy Nhơn.

- Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ông hoạt động văn nghệ và báo chí ở Liên khu IV và chiến trường Bình - Trị - Thiên.

- Sau năm 1954, ông về Hà Nội tiếp tục hoạt động văn học, nhiều năm tham gia lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam.

- Sau 1975, ông vào sống ở Thành phố Hồ Chí Minh, tiếp tục hoạt động văn học.

b. Con người

- Ông là nhà thơ có tấm hồn trong sáng, sinh ra và lớn lên ở tỉnh Quảng Trị, ông luôn tự lực đi học, đi kiếm sống bằng chính tài năng, năng lực của mình. Ngay từ khi ông 12 tuổi ông đã bắt đầu làm thơ. Năm ông 17 tuổi ông đã lấy bút danh cho mình là Chế Lan Viên, ra mắt công chúng tập truyện đầu tay là truyện Điêu Tàn, với sáng tác này đã mang đến rất nhiều điều trong cuộc sống, ông nổi tiếng trong thi đàn thi ca Việt Nam.

- Ông luôn tự ý thức được trách nhiệm cũng như nghĩa vụ của mình trong việc sáng tác các tập thơ, mỗi sáng tạo của ông là những đặc trưng sâu sắc trong tác phẩm

c. Sự nghiệp sáng tác

- Thơ: Điêu tàn (1937), Gửi các anh (1954), Ánh sáng và phù sa (1960), Hoa ngày thường - Chim báo bão (1967),  Những bài thơ đánh giặc (1972), Đối thoại mới (1973),...

- Tiểu luận - phê bình: Kinh nghiệm tổ chức sáng tác (1952), Nói chuyện thơ văn (1960), Vào nghề (1962), Phê bình văn học (1962), Suy nghĩ và bình luận (1971),...

2. Tác phẩm

- Xuất xứ: in trong “Chế Lan Viên toàn tập”

- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ này ông viết để tặng người vợ thứ hai là nhà văn Vũ Thị Thường - tác giả truyện “Cái hom giỏ” nổi tiếng một thời.

- Bố cục bài thơ chia làm 3 phần:

+ Bốn khổ thơ đầu: là tầm quan trọng và sức mạnh của em đã làm thiêu đốt trái tim anh; làm cho tình yêu trong anh thêm cháy bỏng và tha thiết nhớ thương em.  

+ Bốn khổ thơ sau:  Tưởng chừng như bốn khổ thơ đầu và bốn khổ thơ sau sẽ có sự đối lập hoàn toàn với nhau, nhưng Chế Lan Viên đã làm cho độc giả bất ngờ khi lấy cái phủ định để khẳng định, bổ sung, củng cố thêm vững vàng và chắc chắn cho bài thơ.

+ Câu thơ cuối cùng: Em chính là sự kết tinh của cái đẹp, là ánh sáng của sự sống


=> Xem toàn bộ Giáo án Ngữ văn 11 cánh diều

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Ngữ văn 11 cánh diều Bài 6 Đọc 4 Tình ca ban mai, Tải giáo án trọn bộ Ngữ văn 11 cánh diều, Giáo án word Ngữ văn 11 cánh diều Bài 6 Đọc 4 Tình ca ban mai

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 CÁNH DIỀU

 

GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 CÁNH DIỀU