Soạn giáo án Ngữ văn 11 cánh diều Bài 5 TH tiếng Việt: Hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Ngữ văn 11 cánh diều Bài 5 TH tiếng Việt: Hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 600k/học kì - 700k/cả năm

=> Khi đặt, nhận giáo án ngay và luôn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Nội dung giáo án

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../....

TIẾT: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT HIỆN TƯỢNG PHÁ VỠ NHỮNG QUY TẮC NGÔN NGỮ THÔNG THƯỜNG

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- HS nhận biết được một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng.

- Vận dụng các kiến thức, hiểu biết về hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường để thực hành làm các bài tập liên quan.

  • Năng lực
  1. Năng lực chung

- Tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp với nhiệm vụ học tập.

- Phân tích mức độ của nhiệm vụ và có sự phân công nhiệm vụ hợp lí.

- Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề, biết cách đề xuất và phân tích một số giải pháp để giải quyết vấn đề.

  1. Năng lực đặc thù

- Vận dụng được những hiểu biết về hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường để giải quyết những vấn đề giao tiếp trong đời sống xã hội.

- Phân tích và đánh giá được vai trò, tầm quan trọng của việc phân biệt, sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết trong đời sống.

  1. Phẩm chất: Có cái nhìn đúng đắn, sử dụng ngôn ngữ đúng đặc điểm.
  2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  • Chuẩn bị của giáo viên
  • Giáo án
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
  • Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học thực hành tiếng Việt: hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường 
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS chia sẻ về câu hỏi đặt ra ở đầu bài
  4. Sản phẩm: Một số hiểu biết của HS về hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường.
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành 4 nhóm và tổ chức cuộc thi “TÌM KIẾM HIỆN TƯỢNG PHÁ VỠ QUY TẮC NGÔN NGỮ”

Luật chơi: Trong vòng 5 phút, các đội lần lượt liệt kê những câu thơ có chứa hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ. Nhóm nào liệt kê được nhiều nhất sẽ dành chiến thắng.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

- HS làm việc nhóm theo yêu cầu của GV.

- GV quan sát, tư vấn hỗ trợ. 

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV gọi HS đại diện các nhóm lên trình bày kết quả làm việc, cả lớp lắng nghe và nhận xét, bổ sung hoặc phản biện. 

- GV lắng nghe, hỗ trợ, tư vấn điều chỉnh. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá kết quả của HS theo mục Dự kiến sản phẩm.

- GV dẫn dắt: Trong cuộc sống, đôi lúc ta không tuân thủ những nguyên tắc ngôn ngữ nhằm thực hiện một dụng ý nào đó khi tiến hành các cuộc giao tiếp. Trường hợp sử dụng ngôn ngữ như vậy ta gọi đó là hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ tiếng Việt. Vậy tác dụng của nó là gì và có những trường hợp phá vỡ quy tắc ngôn ngữ tiếng Việt thông dụng nào? Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu. 

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Củng cố kiến thức

  1. Mục tiêu:

- Học sinh nắm vững biểu hiện của hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường (thông qua các ví dụ cụ thể); phân biệt được việc phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường vì mục đích sáng tạo với việc vi phạm quy tắc do thiếu hiểu biết hoặc bất cần trong sử dụng ngôn ngữ.

- Học sinh hiểu được việc phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường không chỉ diễn ra ở văn bản thơ – một loại văn bẩn có cách tổ chức đặc biệt – mà cả ở văn xuôi, vốn rất gần với ngôn ngữ đời sống. Qua việc giải quyết các bài tập, học sinh hiểu được trong ngôn ngữ văn xuôi, việc phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường một cách có chủ ý luôn hướng tới mục đích nghệ thuật nhất định.

  1. Nội dung: HS hoạt động theo cặp, dựa vào việc chuẩn bị bài ở nhà, phần chuẩn bị đọc trong SGK, trả lời các câu hỏi.
  2. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến các dạng bài tập về hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS vận dụng hiểu biết cá nhân và sự chuẩn bị ở nhà, làm việc theo nhóm (bàn học tập). Từ đó cho biết: cách nhận biết những hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường. 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

- HS làm việc nhóm theo yêu cầu của GV. GV quan sát, tư vấn hỗ trợ. 

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV gọi HS đại diện các nhóm lên trình bày kết quả làm việc, cả lớp lắng nghe và nhận xét, bổ sung hoặc phản biện. 

- GV lắng nghe, hỗ trợ, tư vấn điều chỉnh. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá kết quả của HS theo mục Dự kiến sản phẩm.

GV sử dụng lại phần nội dung “Kiến thức ngữ văn: Một số trường hợp phá vỡ quy tắc thông thường

Trường hợp

Ví dụ

Tách rời các tiếng trong từ

Dù ai nói ngả nói nghiêng/Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân (Cao dao)

Kết hợp từ bất bình thường

Mấy ông bà này rất tiết kiệm nụ cười và lời nói đùa. (Quý Thể)

Chuyển từ loại

Năm nay, ta lại nhớ bốn câu thơ của Bác Hồ, vừa rất thơ, vừa rất thép. (Phạm Văn Đồng)

Thay đổi trật tự từ trong cụm từ

Củi một cành khô lạc mấy dòng

(Huy Cận)

Thay đổi trật tự từ trong câu

Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám/Đâm toạc chân mây đá mấy hòn. (Hồ Xuân Hương)

Tỉnh lược thành phần chính của câu

Người con trai đầu của cô Hiền vừa tốt nghiệp trung học, tình nguyện đăng kí xin đi đánh Mỹ. Tháng 4 năm 1965, lên Thái Nguyên huấn luyện. Tháng 7 rời Thái Nguyên vào Nam. (Nguyễn Khải)

Tách một bộ phận câu thành câu

Không ai nói gì, người ta lảng dần đi. Vì nể cụ bá cũng có, nhưng vì nghĩ đến sự yên ổn của mình cũng có. (Nam Cao)

Sử dụng câu đặc biệt

Chập tối. Gió ở bến sông Châu thổi quằn quặn. (Sương Nguyệt Minh)

I. Hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường

a. Cách nhận biết

Ngôn ngữ có tính chuẩn mực do vậy để nhận ra những hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường phải nắm được quy ước ngôn ngữ có tính chuẩn mực của tiếng Việt, đồng thời biết đối chiếu, so sánh các phương án sử dụng ngôn ngữ khác nhau.

b. Một số hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường: (Xem lại phần nội dung “Kiến thức ngữ văn”)


=> Xem toàn bộ Giáo án Ngữ văn 11 cánh diều

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Ngữ văn 11 cánh diều Bài 5 TH tiếng Việt Hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường, Tải giáo án trọn bộ Ngữ văn 11 cánh diều, Giáo án word Ngữ văn 11 cánh diều Bài 5 TH tiếng Việt Hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 CÁNH DIỀU

 

GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 CÁNH DIỀU