So sánh hai câu tục ngữ sau: Không thầy đố mày làm nên và Học thầy không tày học bạn.

Câu 3: Trang 13 sgk ngữ văn 7 tập 2
So sánh hai câu tục ngữ sau:

  • Không thầy đố mày làm nên.
  • Học thầy không tày học bạn.

Theo em, những điều răn trong hai câu tục ngữ trên mâu thuẫn với nhau hay bổ sung cho nhau? Vì sao? Em hãy nêu một vài cặp câu tục ngữ tưởng như ngược nhau nhưng lại bố sung cho nhau.


  • Hai câu tục ngữ trên  tưởng chừng mâu thuẫn nhưng lại bổ sung ý nghĩa cho nhau: đề cao việc học tập, nói đến vai trò quan trọng của người thầy trong việc dạy dỗ, định hướng tri thức. Không chỉ tìm thầy giỏi mà những người bạn sẽ giúp đỡ chúng ta mở rộng tri thức. Chúng ta phải biết kết hợp học ở cả hai sẽ đem lại hiệu quả hơn.
  • Một số cặp câu tục ngữ tưởng trái ngược nhau nhưng lại bố sung cho nhau:
    • Cặp 1: Người đẹp vì lụa lúa tốt vì phân Cái nết đánh chết cái đẹp 
    • Cặp 2: Đi một ngày đàng học một sàng khôn Không đi thì không biết xứ đông/ Đi thì khốn khổ thân ông thế này
    • Cặp 3: Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao Lắm thầy thối ma
    • Cặp 4: Ta về ta tắm ao ta/ Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn Đi cho biết đó biết đây/ Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn.
    • Cặp 5: Tốt danh hơn lành áo và Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
    • Cặp 6: Chồng giận thì vợ bớt lời/ Cơm sôi nhỏ lửa một đời không khê Ông ăn chả bà ăn nem.

Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Tục ngữ về con người và xã hội
Từ khóa tìm kiếm Google: câu 3 trang 13 sgk ngữ văn 7 tập 2, trả lời câu 3 trang 13 sgk ngữ văn 7 tập 2, soạn văn câu 3 trang 13 sgk ngữ văn 7 tập 2

Bình luận

Giải bài tập những môn khác