Soạn bài 7 Thực hành tiếng Việt (trang 25)

Soạn bài 7: Thực hành tiếng Việt (trang 25) sách cánh diều ngữ văn 7 tập 2. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

CH1. Dựa vào ngữ cảnh, xác định nghĩa của các từ ngữ in đậm trong khổ thơ dưới đây:

Và chúng tôi, một thứ quả trên đời

Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái

Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi

Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?

                                                         (Nguyễn Khoa Điềm)

Trả lời:

  • quả: kết tinh, sản phẩm của xã hội.
  • quả non xanh: đã trưởng thành, nhưng chưa có sự chín chắn, chưa có nhiều kinh nghiệm sống, vẫn còn nhiều vụng dại,...

CH2. Tìm biện pháp tu từ được sử dụng trong các dòng thơ dưới đây. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó đối với việc miêu tả sự vật.

Cha lại dắt con đi trên cát mịn

Ánh nắng chảy đầy vai

                                                            (Hoàng Trung Thông)

Trả lời:

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong các dòng thơ đã cho: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

- Cụ thể: Ánh nắng được miêu tả bằng từ "chảy" - từ vốn được dùng cho các chất lỏng khiên cho ánh nắng không chỉ đơn thuần là nguồn ánh sáng không định hình, mà giờ đây có thể cầm nắng được.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 3. Chỉ ra tác dụng của dấu chấm lửng trong những câu dưới đây:

a) Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,.... (Hồ Chí Minh)

b) Cha mượn cho con buồm trắng nhé,

    Để con đi...

(Hoàng Trung Thông)

c) Về đây mới thấy, sen xứng đáng để... ngợp. (Văn Công Hùng)

d) Nhưng... xin lỗi... - Từ đầu dây bên kia có giọng kinh ngạc phản đối - Tôi không thể...! (Brét-bơ-ry)

Câu 4. Viết một đoạn văn (khoảng 5 - 7 dòng) giải thích nghĩa của các từ in đậm trong hai dòng thơ dưới đây và cho biết em dựa vào đâu để xác định được nghĩa của mỗi từ đó:

Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng

Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ.

                                 (Viễn Phương)

PHẦN MỞ RỘNG 

Câu hỏi 1. Chỉ ra và phân tích tác dụng biện pháp ẩn dụ trong văn bản sau:

Bây giờ mận mới hỏi đào

Vườn hồng đã có ai vào hay chưa

Mận hỏi thì đào xin thưa

Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào

Câu hỏi 2. Nêu ý nghĩa của từ miền Nam trong các câu thơ sau. Chỉ rõ trường hợp nào là hoán dụ và thuộc kiểu hoán dụ nào?

1. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

                                                    ( Viễn Phương ) 

2. Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thủy

    Đang xông lên chống Mĩ tuyến đầu. 

                                                   ( Lê Anh Xuân )

Câu hỏi 3: Nêu khái niệm ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh. Cho ví dụ.

Câu hỏi 4: Đọc đoạn thơ dưới đây và cho biết nghĩa của các từ “bay”. Nghĩa củ từ “bay” có liên quan với nhau không?

Đâu chỉ lên trăng, thơ ta còn bay khắp

         Theo những con tàu cập bến các vì sao

         Như lòng ta chẳng bao giờ nguôi khát vọng

         Biết bay bay rồi, ta lại muốn bay cao

(Xuân Quỳnh, Khát vọng)

Câu hỏi 5: Xác định biện pháp tu từ trong đoạn thơ dưới đây và nêu tác dụng.

“Nghe dào dạt mười bốn triệu Miền Nam đang tỉnh thức

Khôn! Ba mươi triệu kim cương của thiên hà Tổ quốc

Không! Hàng nghìn triệu ngôi sao sáng anh em đang chiếm lĩnh bầu trời

Hứa một mùa gặt lớn ngày mai.”

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: soạn văn 7 tập 2 cánh diều, giải sách lớp 7 cánh diều, soạn văn 7 bài 7 cánh diều, soạn văn 7 bài Thực hành tiếng Việt (trang 25)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác