Soạn bài 8 Đọc hiểu văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ

Soạn bài 8: Đọc hiểu văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ sách cánh diều ngữ văn 7 tập 2. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

1. CHUẨN BỊ

CH1.  Đọc trước văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ và tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Phạm Văn Đồng.

Trả lời:

  • Phạm Văn Đồng (1906 - 2000): Nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn hóa lớn, quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Ông tham gia cách mạng từ năm 1925, đã giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, từng là Thủ tướng Chính phủ trên ba mươi năm. Ông là học trò và người cộng sự gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phạm Văn Đồng có nhiều công trình, bài nói và viết về văn hóa, văn nghệ, về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các danh nhân văn hóa của dân tộc. Những tác phẩm của Phạm Văn Đồng lôi cuốn người đọc bằng tư tưởng sâu sắc và giản dị, tình cảm sôi nổi, lời văn trong sáng, hấp dẫn.

CH2. Sưu tầm một số mẩu chuyện về đức tính giản dị của Bác Hồ.

Trả lời:

+ Bà Nguyễn Thị Liên, nguyên cán bộ Văn phòng Phủ Chủ tịch kể áo Bác rách, có khi vá đi vá lại, Bác mới cho thay. Chiếc áo gối màu xanh hòa bình của Bác, được ông Cần (người phục vụ Bác) đưa bà vá đi vá lại. Cầm chiếc áo gối của Bác, bà rưng rưng nước mắt, bà nói với ông Cần thay áo gối khác cho Bác dùng nhưng Bác chưa đồng ý.

+ Ở Việt Bắc, có một buổi Bác đi công tác về muộn, về qua văn phòng, Bác nghỉ lại một lát vì mệt. Đồng chí Hoàng Hữu Kháng, bảo vệ của Bác nói với bà: "Bác mệt không ăn được cơm. Cô nấu cho Bác bát cháo.". Bác đang nằm nghỉ nghe thấy thế liền bảo bà: "Cô nấu cháo cho Bác bằng cơm nguội ấy, vừa chóng chín, vừa tiết kiệm được gạo, khỏi bỏ phí cơm thừa.".

CH3. Trong cuộc sống hằng ngày, em đã gặp một người có lối sống giản dị chưa? Hãy chuẩn bị giới thiệu về một người có lối sống giản dị mà em biết (ông, bà, bố, mẹ hoặc thầy giáo, cô giáo, bạn bè cùng lớp,...).

Trả lời:

  •  Trong cuộc sống hằng ngày, em đã gặp một người có lối sống giản dị. Đó là mẹ em. Mẹ đã tảo tần để nuôi hai anh em em. Mẹ dành dụm tiền để chúng em được ăn no, mặc ấm. Nhưng mẹ lại cố gắng tiết kiệm chi tiêu cho bản thân mình.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNG

Câu 1Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ?

Câu 2. Nội dung chính của văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ?

Câu hỏi 3: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, bố cục văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ

Câu hỏi 4. Phân tích tác phẩm Đức tính giản dị của Bác Hồ

Câu hỏi 5. Đọc đoạn văn bàn từ "Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người..." đến "... đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng." (Đoạn 4, SGK tr.41) và thực hiện các yêu cầu sau:

a. Nhận xét về các bằng chứng người viết sử dụng trong đoạn trích.

b. Em cảm nhận được tình cảm nào của người viết dành cho Hồ Chủ tịch được thể hiện trong đoạn trích?

c. Lối sống giản dị của bác Hồ là lối sống cao đẹp mà anh cần noi theo. Bằng một đoạn văn khoảng 6 - 8 câu, hãy trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lối sống giản dị.

Câu hỏi 6: Hãy tóm tắt tác phẩm.

Câu hỏi 7: Trong cuộc sống hàng ngày, đức tính giản dị của Bác Hồ được Phạm Văn Đồng mô tả như thế nào?

Câu hỏi 8: Viết về sự giản dị của Bác Hồ, tác giả đã dựa trên những cơ sở nào?

Câu hỏi 9: Em hãy viết bài văn chứng minh cho sự giản dị của Bác Hồ qua tác phẩm Đức tính giản dị của Bác Hồ?

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: soạn văn 7 tập 2 cánh diều, giải sách lớp 7 cánh diều, soạn văn 7 bài 8 cánh diều, soạn văn 7 bài Đọc hiểu văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ

Bình luận

Giải bài tập những môn khác