Soạn bài 8 Thực hành tiếng Việt (trang 42)

Soạn bài 8: Thực hành tiếng Việt (trang 42) sách cánh diều ngữ văn 7 tập 2. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

Câu 1. Hãy làm rõ tính mạch lạc của văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh) bằng cách chứng minh các phần, các đoạn, các câu của văn bản này đều nói về một chủ đề và được sắp xếp theo một trình tự rất hợp lí.

Trả lời:

+ (1) Giới thiệu về Hồ Chí Minh và sự giản dị của Hồ Chí Minh.

+ (2) Sự giản dị của Hồ Chí Minh trong nếp sống.

+ (3) Đời sống vật chất giản dị của Hồ Chí Minh hòa với đời sống tâm hồn phong phú.

+ (4) Sự giản dị trong lời nói và bài viết của Hồ Chí Minh hòa quyện với những chân lí lớn của nhân dân cũng như thời đại.

Câu 2. Phân tích tính liên kết của văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh):

a) Các câu trong đoạn văn thứ nhất (từ đầu đến "lũ cướp nước") và đoạn văn thứ hai (từ "Lịch sử ta" đến "dân tộc anh hùng") được liên kết với nhau bằng những từ ngữ nào? Hãy chỉ ra những từ ngữ đó.

b) Xác định những câu có tác dụng liên kết đoạn văn chứa chúng với đoạn văn đứng trước trong văn bản trên.

Trả lời:

a) Các câu trong đoạn văn thứ nhất (từ đầu đến "lũ cướp nước") và đoạn văn thứ hai (từ "Lịch sử ta" đến "dân tộc anh hùng") được liên kết với nhau bằng những từ ngữ:

+ Lặp lại các từ "Bác", "giản dị".

+ Sử dụng các từ gần nghĩa: "giản dị", "trong sáng", "thanh bạch".

b) Những câu có tác dụng liên kết đoạn văn chứa chúng với đoạn văn đứng trước trong văn bản trên:

- Câu thứ nhất đoạn (3) liên kết với đoạn (2): "Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật."

- Câu thứ nhất đoạn (4) liên kết với đoạn (2) và đoạn (3): "Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được."

B. Bài tập và hướng dẫn giải

PHẦN MỞ RỘNG 

Câu hỏi 1. Hãy tìm hiểu tính mạch lạc trong văn bản Cổng trường mở ra của Lí Lan

Câu hỏi 2. Hãy tìm tính mạch lạc trong đoạn thơ ” Lão nông và các con” – (La Phông-ten, Ngụ ngôn chọn lọc, Tú Mỡ dịch)

Hãy lao động cần cù gắng sức,

Ấy chân lưng sung túc nhất đời.

………..

Trước khi từ giã trần gian

Lấy câu “lao động là vàng” dạy con.

Câu hỏi 3: Thế nào là mạch lạc, liên kết trong văn bản. Các phương tiện liên kết gồm những phép nào?

Câu hỏi 4: Hãy chỉ ra tính mạch lạc giữa các câu trong đoạn văn sau: 

"Nói cách khác, con người ta vốn là nghệ thuật, vốn giàu lòng đồng cảm. Chỉ vì lớn lên bị cách nghĩ của người đời dồn ép, nên tấm lòng ấy mới bị cản trở hoặc hao mòn. Chỉ có kẻ thông minh mới không khuất phục, dù bên ngoài chịu đủ thứ áp bức thì bên trong vẫn giữ được lòng đồng cảm đáng quý nọ. Những người ấy chính là nghệ sĩ."

(Phong Tử Khải, "Yêu và đồng cảm")

Câu hỏi 5: Em hãy viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về văn bản nghị luận Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, trong đó có sử dụng tính mạch lạc và các biện pháp liên kết.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: soạn văn 7 tập 2 cánh diều, giải sách lớp 7 cánh diều, soạn văn 7 bài 8 cánh diều, soạn văn 7 bài Thực hành tiếng Việt (trang 42)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác