Trắc nghiệm ngữ văn 7 cánh diều tập 2 bài 8 Thực hành tiếng Việt (trang 42) (P2)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài 8 Thực hành tiếng Việt (trang 42) phần 2- sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: “Để dẫn tới hậu quả như ngày hôm nay, tôi phải là người gánh chịu trách nhiệm. Tôi đã không hiểu đúng ý của họ.”
Phép liên kết được sử dụng trong đoạn trên là gì?
- A. Phép nối
- B. Phép thế
C. Phép lặp
- D. Phép nguyên nhân
Câu 2: “Tôi đã trải qua bao năm tháng khó khăn, khổ cực. Nhưng thực sự thì tôi không thành công.”
Từ nào trong đoạn trên thể hiện phép nối?
- A. Thực sự
B. Nhưng
- C. Đã
- B. Không
Câu 3: Những từ nào sau đây được dùng trong phép thế?
A. Đây, đó, kia, thế, vậy…
- B. Cái này, việc ấy, vì vậy, tóm lại…
- C. Và, rồi, nhưng, vì, để, nếu…
- D. Nhìn chung, tuy nhiên, dù thế, nếu vậy…
Câu 4: “Thế giới đang đi theo những chiều hướng tích cực. Nó vận động theo xu hướng toàn cầu hoá.”
Phép liên kết được sử dụng trong đoạn trên là gì?
- A. Phép nối
B. Phép thế
- C. Phép lặp
- D. Phép kết quả
Câu 5: Hai câu “Nhà thơ hiểu rằng những tật xấu của chó sói là do nó vụng về vì chẳng có tài trí gì, nên nó luôn đói meo, và vì nó đói nên nó hóa rồ. Ông để cho Buy- phông dựng một vở bi kịch về sự độc ác, còn ông dựng một vở hài kịch về sự ngu ngốc.” liên kết với nhau bằng phép liên kết chính nào?
- A. Phép lặp từ ngữ
- B. Phép trái nghĩa
- C. Phép đồng nghĩa
D. Phép thế
Câu 6: “Anh ấy học tập chăm chỉ hơn tôi trong kì vừa rồi. Vì thế, kết quả học tập của anh ấy tốt hơn tôi.”
Từ nào trong đoạn trên thể hiện phép nối?
- A. Ấy
- B. Tôi
C. Vì thế
- D. Vừa rồi
Câu 7:Phép thế là biện pháp tạo ra sự liên kết giữa các câu,các đoạn văn bằng cách:
A. sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ đã có ở câu trước.
- B. sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước.
- C. lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu đứng trước.
- D. sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước.
Câu 8: Chỉ ra phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn trích sau: "Những người yếu đuối thường hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh".
A. Phép trái nghĩa.
- B. Phép nối.
- C. Phép lặp.
- D. Phép thế.
Câu 9: Yếu tố được từ in đậm thay thế trong đoạn trích sau là gì ? "Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi! Đây là đỉnh Yên Sơn, cao hai nghìn sáu trăm mét. Anh ta làm công tác vật lí địa cầu."
- A. Cụm tính từ.
- B. Cụm chủ vị.
- C. Cụm động từ.
D. Cụm danh từ.
Câu 10: “Ronaldo có tên trong danh sách dự World cup của đội tuyển Bồ Đào Nha. Như vậy đây là lần thứ năm tiền đạo hay nhất thế giới tham dự đấu trường danh giá này.”
Từ ngữ nào ở câu thứ hai thể hiện phép thế?
- A. Tiền đạo hay nhất thế giới.
- B. Đấu trường danh giá này.
- C. Như vậy đây là, tham dự
D. Cả A và B.
Câu 11: Để văn bản có tính liên kết, người viết hoặc người nói cần làm gì?
- A. Phải làm cho nội dung của các câu, các đoạn thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau
- B. Phải biết kết nối câu, đoạn văn đó bằng từ ngữ, câu… thích hợp
C. Cả A và B đều đúng
- D. Cả A và B đều sai
Câu 12: Từ "đồng thời" chỉ kiểu quan hệ gì giữa hai câu văn sau: "Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng."?
- A. Quan hệ nguyên nhân.
- B. Quan hệ đối nghịch.
- C. Quan hệ nhượng bộ.
D. Quan hệ bổ sung.
Câu 13: “Ở độ tuổi 30, nhà khoa học trẻ XYZ đã tìm ra cách chữa căn bệnh ABC. Anh ấy thật là một tài năng kiệt xuất.”
Từ ngữ nào ở câu thứ hai thể hiện phép thế?
A. Anh ấy
- B. Tài năng
- C. Thật là
- D. Cả A và B.
Câu 14: Một văn bản có tính mạch lạc là
- A. Có nhiều chủ đề nhỏ nhưng thống nhất trong chủ đề chung của cả văn bản
- B. Có chủ đề thống nhất
- C. Các phần, đoạn trong văn bản được liên kết với nhau liền mạch
D. Cả A,B,C
Câu 15: Một văn bản có bố cục không rành mạch sẽ ...?
- A. Người đọc không nắm bắt được nội dung văn bản
- B. Khiến người viết không thể hiện được nội dung tư tưởng của mình
- C. Văn bản thiếu ý các ý chồng chéo nhau
D. Cả A, B, C
Câu 16: “Bà là người lớn tuổi nhất trong gia đình. Bà luôn dạy tôi phải học tốt.”
Từ ngữ nào ở câu thứ hai thể hiện phép lặp?
A. Bà
- B. Luôn
- C. Phải
- D. Tốt
Câu 17: Từ nào dưới đây có thể điền vào cả hai chỗ trống trong đoạn văn bên dưới (để câu văn đó có nội dung thích hợp)?
"[...] là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản. Trong một văn bản có tính [...], các câu, các đoạn phải được nối liền với nhau một cách tự nhiên, hợp lí, để việc diễn đạt trở nên dễ hiểu, không bị rời rạc và hỗn độn".
A. Liên kết.
- B. Dấu câu.
- C. Đoạn văn.
- D. Bố cục.
Câu 18: Điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc?
- A. Các sự kiện, sự việc phải xoay quanh những sự kiện trọng tâm
- B. Các phần, các đoạn trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lý, trước sau hô ứng nhau nhằm làm chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc
- C. Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện một chủ đề chung xuyên suốt
D. Cả B và C đều đúng
Câu 19: “Bố tôi mua cho tôi một cái máy tính xịn. Tuy vậy máy tính là thứ không nên dùng.”
Từ ngữ nào ở câu thứ hai thể hiện phép lặp?
- A. Tuy vậy
- B. Không nên
C. Máy tính
- D. Dùng
Câu 20: “Căn nhà ấy đã cho tôi bao nhiêu kỉ đẹp. Giờ đây, nó đã bị bán đi và chúng tôi đến ở một căn nhà khác.”
Phép liên kết được sử dụng trong đoạn trên là gì?
- A. Phép nối
- B. Phép thế
- C. Phép lặp
D. Cả B và C.
Xem toàn bộ: Soạn bài 8 Thực hành tiếng Việt (trang 42)
Bình luận