Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 7 cánh diều tập 2 bài 8 Đọc hiểu văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài 8 Đọc hiểu văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ phần 2- sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tác giả của văn bản là ai?

  • A. Phạm Văn Đồng
  • B. Nguyễn Phú Trọng
  • C. Tố Hữu
  • D. Hồ Chí Minh

Câu 2: Năm sinh, năm mất của tác giả là khi nào?

  • A. 1906-2000
  • B. 1907-2000
  • C. 1908-2000
  • D. 1909-2000

Câu 3: Quê quán của tác giả là ở đâu?

  • A. Quảng Ngãi
  • B. Nghệ An
  • C. Thanh Hóa
  • D. Lào Cai

Câu 4: Thông tin sau về tác giả văn bản là đúng hay sai?

Ông tham gia cách mạng từ năm 1925, đã giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Ông là học trò và là người cộng sự gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 5: Ý nào dưới đây là tác phẩm của tác giả văn bản?

  • A. Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc
  • B. Hồ Chí Minh - Một con người, một dân tộc, một thời đại
  • C. Văn hóa đổi mới
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 6: Nhận xét sau về tác giả văn bản là đúng hay sai?

Văn phong nghị luận của ông đầy nhiệt tình, lôi cuốn người đọc bằng những luận điểm mới mẻ, sâu sắc với lời văn trong sáng, nhiều hình ảnh.

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 7: Văn bản thuộc thể loại nào?

  • A. Nghị luận
  • B. Thuyết minh
  • C. Truyện ngắn
  • D. Truyện dài

Câu 8: Thông tin sau về văn bản là đúng ha sai?

Bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (tên bài do người biên soạn sách đặt) trích từ bài “Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại” – diễn văn trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1970)

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 9: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?

  • A. Nghị luận
  • B. Thuyết minh
  • C. Tự sự
  • D. Miêu tả 

Câu 10: Có thể chia văn bản thành mấy phần?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 11: Nội dung phần 1 của văn bản là gì?

  • A. Những biểu hiện đức tính giản dị của Bác
  • B. Nhận định chung về đức tính giản dị của Bác
  • C. A và B đều đúng
  • D. A và B đều sai

Câu 12: Nội dung phần 2 của văn bản là gì?

  • A. Những biểu hiện đức tính giản dị của Bác
  • B. Nhận định chung về đức tính giản dị của Bác
  • C. A và B đều đúng
  • D. A và B đều sai

Câu 13: Ý nào dưới đây là dẫn chứng xác đáng để chứng minh đức tính giản dị của Bác

  • A. Trong làm việc, công tác Bác là người "suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc", Bác làm từ những việc lớn đến việc nhỏ, những việc Bác có thể tự làm thì không cần đến sự giúp đỡ của người khác → Hồ Chủ tịch là một người tận tụy, cần mẫn, yêu lao động.
  • B. Trong bữa cơm và đồ dùng, thì "bữa cơm chỉ có vài ba món", "lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột nào", "cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại đều được sắp xếp tươm tất".
  • C. Ngôi nhà của Bác "vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng", và lúc nào cũng chan hòa ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, thể hiện lối sống yêu và gần gũi chan hòa với thiên nhiên, cùng tâm hồn thanh bạc và tao nhã của Người.
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 14: Theo tác giả, sự giản dị trong đời sống vật chất của Bác Hồ bắt nguồn từ lí do nào?

  • A. Vì tất cả mọi người Việt Nam đều sống giản dị.
  • B. Vì đất nước ta còn quá nghèo nàn, thiếu thốn.
  • C. Vì Bác sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân.
  • D. Vì Bác muốn mọi người phải noi gương Bác.

Câu 15: Dòng nào không nói lên đặc sắc về nghệ thuật nghị luận của bài văn ?

  • A. Dẫn chứng toàn diện, cụ thể, rõ ràng
  • B. Kết hợp chứng minh với giải thích, bình luận ngắn gọn mà sâu sắc.
  • C. Thấm đượm tình cảm chân thành
  • D. Dùng nhiều câu mở rộng thành phần.

Câu 16: Vì sao tác giả coi cuộc sống của Bác Hồ là cuộc sống thực sự văn minh?

  • A. Vì đó là cuộc sống đề cao vật chất.
  • B. Vì đó là cuộc sống đơn giản.
  • C. Vì đó là cách sống mà tất cả mọi người đều có
  • D. Vì đó là cuộc sống phong phú cao đẹp về tinh thần, tình cảm, không màng đến hưởng thụ vật chất, không vì riêng mình.

Câu 17: Theo em hiểu, lối sống giản dị là

  • A. Là lối sống gần gũi với thiên nhiên
  • B. Là lối sống khép mình, ít chia sẻ với xung quanh.
  • C. Là lối sống  không cầu kì, phù hợp với hoàn cảnh của bản thân và xã hội.
  • D. Là lối sống xa hoa, khoa trương với mọi người xung quanh

Câu 18: Chứng cứ nào không được tác giả dùng để chứng minh sự giản dị trong bữa ăn của Bác Hồ trong đoạn trích Đức tính giản dị của Bác Hồ?

  • A. Lúc ăn không để rơi vãi một hạt cơm.
  • B. Bác thích ăn những món được nấu rất công phu.
  • C. Chỉ vài ba món giản đơn.
  • D. Ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm

Câu 19: Vì sao Bác Hồ rất giản dị trong lời nói và bài viết?

  • A. Vì Bác sinh ra ở nông thôn.
  • B. Vì thói quen.
  • C. Vì Bác muốn nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.
  • D. Vì Bác có năng khiếu thơ văn.

Câu 20: Giá trị nghệ thuật của văn bản là gì?

  • A. Luận điểm ngắn gọn, rõ ràng. Bình luận sâu sắc, chưa đựng tình cảm của người viết
  • B. Hệ thống luận cứ đầy đủ, xác đáng, chặt chẽ
  • C. Dẫn chứng cụ thể, phong phú, chính xác, giàu sức thuyết phục
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác