Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 7 cánh diều bài 7 Thực hành tiếng Việt (trang 25) (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài 7 Thực hành tiếng Việt (trang 25) phần 2- sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Biện pháp tu từ là gì? 

  • A.  là cách thức để người viết truyền đạt thông tin, thông điệp của mình đến người khác. 
  • B. là cách sử dụng ngôn từ đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ như (từ, câu văn, đoạn văn, văn bản) trong một ngữ cảnh nhất định nhằm tăng sức gợi hình, gợi tả trong cách diễn đạt, qua đó tạo ấn tượng với người đọc về hình ảnh, câu chuyện, cảm xúc của tác phẩm đó. 
  • C. là biện pháp tu từ mà sự vật, hiện tượng, khái niệm này được gọi bằng sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó để tăng thêm sức gợi hình, gợi tả cho sự vật được diễn đạt. 
  • D. là biện pháp tu từ mà trong đó đồ vật, cảnh vật, hiện tượng được miêu tả thông qua những từ ngữ được sử dụng cho con người, giúp những vật vô tri vô giác trở nên có hồn và sống động hơn như con người. 

Câu 2: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu thơ sau:

“Sương chùng chình qua ngõ”

(“Sang thu”, Hữu Thỉnh)

  • A. Ẩn dụ
  • B. So sánh
  • C. Nhân hóa
  • D. Điệp ngữ

Câu 3: Ẩn dụ là gì?

  • A. Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng, nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt
  • B. Là đối chiếu sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng, làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
  • C. Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương cận, nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt
  • D. Là dùng từ chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ cho sự vật, hiện tượng

Câu 4: Xác định biện pháp tu từ trong những câu văn sau: Lắm khi em cũng nghĩ nỗi nhà cửa như thế này là nguy hiểm, nhưng em nghèo sức quá, em đã nghĩ ròng rã hàng mấy tháng cũng không biết làm như thế nào.

  • A. Biện pháp tu từ ẩn dụ
  • B. Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh
  • C. Biện pháp tu từ liệt kê
  • D.  Biện pháp tương phản 

Câu 5: Xác định biện pháp tu từ trong những câu văn sau: Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

  • A.  Biện pháp tương phản 
  • B. Biện pháp tu từ liệt kê
  • C. Biện pháp tu từ ẩn dụ
  • D. Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh

Câu 6: Công dung của dấu gạch ngang là gì?

  • A. Đánh dấu bộ phận chú thích hay giải thích trong câu
  • B. Đặt trước những lời đối thoại
  • C. Đặt trước bộ phận liệt kê, đặt giữa các liên số…
  • D. Tất cả các ý trên

Câu 7: Chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: Lắm khi em cũng nghĩ nỗi nhà cửa như thế này là nguy hiểm, nhưng em nghèo sức quá, em đã nghĩ ròng rã hàng mấy tháng cũng không biết làm như thế nào.

  • A. Khiến cho cái chết trở nên nhẹ nhàng, thanh thản hơn, giống như một giấc ngủ.
  • B. Tạo cảm giác khiêm nhường, lịch sự đối với người nghe.
  • C. A và B đều đúng.
  • D. A và B đều sai.

Câu 8: Phát hiện lỗi về dấu câu trong đoạn văn sau đây: “Sao mãi tới giờ anh mới về, mẹ ở nhà chờ anh mãi. Mẹ dặn là: “Anh phải làm xong bài tập trong chiều nay”.

  • A. Câu văn đã thiếu dấu (?) khi hết câu.
  • B. Câu văn đã thiếu dấu (.) khi hết câu.
  • C. Câu văn đã thiếu dấu (!) khi hết câu.
  • D. Câu văn đã thiếu dấu (,) khi hết câu.

Câu 9: Tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong bài Đồng dao mùa xuân?

  • A. nhấn mạnh hình ảnh người lính, những sự kiện anh gặp phải và dáng vẻ của anh và tạo nhịp điệu cho bài thơ.
  • B. tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
  • C. Khiến cho cái chết trở nên nhẹ nhàng, thanh thản hơn, giống như một giấc ngủ.
  • D. Tạo cảm giác khiêm nhường, lịch sự đối với người nghe.

Câu 10: Công dụng của dấu chấm lửng là gì?

  • A. Tỏ ý chưa liệt kê hết
  • B. Thể hiện lời nói ngập ngừng hay ngắt quãng
  • C. Biểu thị chỗ ngắt dài giọng, ghi lại chỗ kéo dài của âm thanh hay sự chờ đợi, chỉ ý lược bớt…
  • D. Tất cả các ý trên 

Câu 11: Xác định nghĩa của các từ ngữ máu lửa trong khổ thơ:

Có một người lính

Đi vào núi xanh

Những năm máu lửa.

  • A. chiến tranh, bom đạn.
  • B. trận hỏa hoạn.
  • C. hòa bình.
  • D. đổi mới.

Câu 12: Chỉ ra biện pháp tu từ được dùng trong các câu văn sau: Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa.

  • A. Liệt kê
  • B. Câu hỏi tu từ
  • C. So sánh
  • D. Nhân hóa

Câu 13: Quan sát ví dụ và cho biết dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì?

Lan – người bạn thân nhất của tôi đã đạt được học bổng đi du học Mỹ.

  • A. Thường được đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói của nhân vật hoặc để liệt kê.
  • B. Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu; nối các từ trong một liên danh.
  • C. A và B đều đúng
  • D. A và B đều sai

Câu 14: Câu nào dưới đây sử dụng cách nói giảm, nói tránh?

  • A. Nó đang ngủ ngon lành thật
  • B. Dạo này nó lười học quá!
  • C. Cô ấy xinh quá nhỉ!
  • D. Dạo này trông anh không được hồng hào lắm!

Câu 15: Công dụng của dấu chấm là gì?

  • A. Thường dùng ở cuối câu trần thuật, báo hiệu hết câu. Khi đọc phải ngắt ở dấu chấm tương đối dài.
  • B. Thường dùng ở cuối câu trần thuật, báo hiệu hết câu. Khi đọc phải ngắt ở dấu chấm tương đối ngắn.
  • C. Thường dùng ở cuối câu trần thuật, báo hiệu chuẩn bị hết câu. Khi đọc phải ngắt ở dấu chấm tương đối dài.
  • D. Thường dùng ở cuối câu trần thuật, báo hiệu còn một vế của câu. Khi đọc phải ngắt ở dấu chấm tương đối ngắn.

Câu 16: Học lỏm có nghĩa là?

  • A. nghe hoặc thấy người ta làm rồi làm theo, chứ không được ai trực tiếp dạy bảo.
  • B. học và luyện tập để có hiểu biết và có kỹ năng.
  • C.học văn hóa có thầy, có chương trình, có hướng dẫn (nói một cách khái quát)
  • D. tìm tòi, hỏi han để học tập.

Câu 17: Nhận định sau là đúng hay sai: Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần giải thích, bổ sung, thuyết minh thêm trong câu.

  • A. Đúng 
  • B. Sai 

Câu 18:  Nhận định sau đây là đúng hay sai: Dấu chấm phẩy dùng để đánh dấu các bộ phận khác nhau trong một phép liệt kê phức tạp và đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp. 

  • A. Đúng 
  • B. Sai 

Câu 19: Khi giải thích nghĩa của từ trung niên: người đã quá tuổi thanh niên nhưng chưa già, được giải thích theo cách nào?

  • A. Dùng từ trái nghĩa với từ được giải thích
  • B. Dùng từ đồng nghĩa với từ được giải thích
  • C. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
  • D. Miêu tả hành động kết hợp với trình bày khái niệm mà từ biểu thị.

Câu 20: Ý nào dưới đây là công dụng của dấu chấm hỏi?

  • A. Đặt ở cuối câu nghi vấn và thường biểu thị ý nghĩa nghi vấn. 
  • B. Có lúc đặt ở câu cầu khiến để biểu thị thái độ châm biếm.
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác