Soạn văn 7 bài: Văn bản báo cáo Trang 133 sgk
Văn bản báo cáo mang tới cho người đọc cái nhìn tổng hợp về tình hình, sự việc hoặc kết quả.a Tech12h sẽ tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết các câu hỏi của bài. Mời các bạn cùng tham khảo.
A. KIẾN THƯC TRỌNG TÂM
I. Đặc điểm của văn bản báo cáo
Trả lời câu hỏi:
1. Đọc các văn bản
2. a) Viết báo cáo để tổng hợp về tình tình, sự việc và các kết quả đạt được của một cá nhân hay tập thể
b) Khi viết báo cáo, cần chú ý tới nội dung và hình thức của nó
- Nội dung: Không cần thiết phải trình bày hết nhưng cần đảm bảo các thông tin Báo cáo của ai? Báo cáo với ai? Báo cáo với ai? Bảo cáo về việc gì? Kết quả như thế nào?
- Hình thức: Cần trình bày báo cáo theo hình thức trang trọng, rõ ràng, sáng sủa theo một số mục quy định sắn.
c) Một số trường hợp cần phải viết báo cáo: Tổng kết tình hình của một cơ quan, đoàn thể, tập thể, lớp học trong một năm, Bí thư báo cáo về buổi sinh hoạt lớp..
II. Cách làm văn bản báo cáo
1. Tìm hiểu cách làm văn bản báo cáo
a. Các mục trong văn bản báo cáo được trình bày theo thứ tự :
- (1) Quốc hiệu và tiêu ngữ
- (2) Địa điểm, ngày tháng làm báo cáo
- (3) Tên văn bản: Báo cáo về nội dung gì
- (4) Nơi nhận báo cáo
- (5) Người (tổ chức) báo cáo
- (6) Nêu sự việc, lí do và kết quả đã làm được
- (7) Chữ kí và họ tên người báo cáo
+ Hai văn bản chỉ khác nhau ở tên báo cáo, người nhận, người gửi, và nội dung báo cáo. Còn lại các mục khác là giống nhau.
+ Phần quan trọng nhất là : Người nhận, người làm báo cáo, nội dung báo cáo.
b) Cách làm một văn bản báo cáo :
- Trình bày đầy đủ các mục ở trên.
- Hình thức ngắn gọn, sáng sủa, trang trọng, rõ ràng.
- Nội dung không nhất thiết phải trình bày đầy đủ tất cả, nhưng cần chú ý các mục sau:
- Báo cáo của ai.
- Báo cáo với ai.
- Báo cáo về việc gì.
- Kết quả như thế nào
2. Dàn mục một văn bản báo cáo ( sgk tr 135)
3. Lưu ý ( sgk tr 135)
Bình luận