Soạn văn 7 bài: Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo Trang 138 sgk
Văn bản đề nghị và báo cáo là những dạng văn bản thường nhật trong cuộc sống.Việc luyện tập viết các dạng văn bản này giúp ta nắm được trình tự khi viết. Tech12h sẽ tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết các câu hỏi của bài. Mời các bạn cùng tham khảo.

A. KIÊN THỨC TRỌNG TÂM
Phân biệt văn bản đề nghị và báo cáo
- Giống nhau:
Tiêu chí | Giống nhau |
Hình thức | trình bày trang trọng, rõ ràng, sáng sủa theo số mục quy định sẵn. |
Chú ý | Thiếu một trong các mục chủ yếu của mỗi loại văn bản. - Trình bày không cân đối, thiếu sáng rõ. - Thiếu số liệu, chi tiết cụ thể. - Những mục cần chú ý là: tên văn bản, nơi nhận báo cáo (đề nghị), người báo cáo (đề nghị), nêu sự việc lí do báo cáo (đề nghị) |
- Khác nhau:
Tiêu chí | Văn bản đề nghị | Văn bản báo cáo |
Mục đích | đề đạt nguyện vọng với một người hay một cơ quan, tổ chức có quyền hạn giải quyết nguyện vọng đó | tổng hợp về tình tình, sự việc và các kết quả đạt được của một cá nhân hay tập thể |
Nội dung | nêu những dự tính, những nguyện vọng của cá nhân hay tập thể cần được cấp trên xem xét. Đó là những điều chưa thực hiện, là những định hướng ở tương lai. | nêu những sự kiện, sự việc đã xảy ra, có diễn biến, có kết quả làm được hoặc chưa làm được cho cấp trên biết. Đó là những điều đã qua, xảy ra trong quá khứ. |
Hình thức | chú ý các mục sau: Ai đề nghị? Đề nghị ai (nơi nào)? Đề nghị điều gì? | Chú ý: Báo cáo của ai? Báo cáo với ai? Báo cáo với ai? Bảo cáo về việc gì? Kết quả như thế nào?
|
Chú ý | Tên người (tổ chức) đề nghị, nơi nhận đề nghị và nội dung đề nghị là những mục cần chú ý trong văn bản đề nghị | Các kết quả báo cáo bao giờ cũng được nêu rõ ràng với các số liệu chi tiết, cụ thể, tránh tình trạng nói chung chung |
Bình luận