Soạn văn 7 tập 2 bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo)
Soạn văn 7 tập 2, soạn bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo) trang 64 sgk ngữ văn 7 tập 2, để học tốt văn 7. Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (và ngược lại, chuyển đổi câu bị động thành câu chủ động) ở mỗi đoạn văn đều nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.
A.KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I – CÁCH CUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
1. Hai câu sau có gì giống nhau và có gì khác nhau?
a) Cách mân điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã được hạ xuống từ hôm “hóa vàng”.
b) Cách màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm “hóa vàng” […].
- Giống nhau: miêu tả cùng một sự việc.
- Khác nhau: Câu (a) có dùng từ được, câu (b) không dùng từ được.
2. Hãy trình bày quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành mỗi kiểu câu bị động.
Có hai cách chuyển đổi câu chủ động thành một kiểu câu bị động:
- Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu cầu và thêm các từ bị hay được vào sau từ (cụm từ) ấy.
- Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động trên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến đổi từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.
- Không phải câu nào có các từ bị, được cũng là câu bị động.
3. Những câu sau đây có phải là câu bị động không? Vì sao?
a) Bạn em được giải Nhất trong kì thi học sinh giỏi.
b) Tay em bị đau.
Những câu sau không phải là câu bị động vì chủ ngữ trong hai câu này không phải là đối tượng được hoạt động của người hay vật khác hướng vào.
Ghi nhớ
- Có hai cách chuyển đổi câu chủ động thành một kiểu câu bị động:
- Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu cầu và thêm các từ bị hay được vào sau từ (cụm từ) ấy.
- Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động trên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến đổi từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.
- Không phải câu nào có các từ bị, được cũng là câu bị động.
Bình luận