Nội dung chính bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Tinh thần yêu nước của nhân dân ta "


[toc:ul]

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Giới thiệu chung

  • Tác giả: Hồ Chí Minh (1890 - 1969): quê tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ngoài là một vị lãnh đạo tài ba, Hồ Chí Minh còn là một nhà thơ lớn của dân tộc và là Danh nhân văn hóa thế giới. Sự nghiệp sáng tác: Hồ Chí minh sáng tác nhiều thể loại, để lại một khối lượng tác phẩm lớn
  • Tác phẩm:
    • Bài văn trích trong Báo cáo Chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam (tên gọi từ năm 1951 đến năm 1976 của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay)
    • Nội dung: Văn bản nói đến truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân ta cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để xây dựng và bảo vệ đất nước.

2. Phân tích văn bản

a. Truyền thống yêu nước của nhân dân ta.

  • Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, nồng nàn, chân thành và luôn sục sôi
  • Tinh thần yêu nước ấy kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nõ lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước.
  • Đưa ra dẫn chứng: Khi Tổ quốc lâm nguy, tinh thần yêu nước càng được thể hiện rõ nhất. Cụ thể:
    • Vấn đề an toàn biển đảo bị đe dọa, Đảng và Nhà nước đã giải quyết bằng phương pháp hòa bình
    • Khi xuất hiện nhóm hacker của Trung Quốc tấn công vào máy tính chủ của sân bay, đồng bào ta đã bình tĩnh ứng phó với những khó khăn...

b. Những biểu hiện của tinh thần yêu nước

Dẫn chứng chứng minh:

a. Trong lịch sử:

  • Thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Quang Trung,...
  • Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang.

=>Dẫn chứng tiêu biểu, được liệt kê theo trình tự thời gian lịch sử => Ca ngợi những chiến công hiển hách trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.

=> Thái độ cảm phục, ngưỡng mộ lòng yêu nước của đồng bào ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

=>Tình yêu nước đã trở thành một truyền thống đáng tự hào.        

b. Ngày nay:

  • Từ cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng, trẻ thơ…ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc
  • Những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc
  • Những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội
  • Những phụ nữ khuyên chồng tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải
  • Những bà mẹ yêu thương bộ đội như con đẻ của mình
  • Nam nữ nông dân và công nhân hăng hái tăng gia sản xuất
  • Những đồng bào điền chủ quyền ruộng cho Chính phủ…

=> Tất cả những việc làm đó đều xuất phát từ lòng yêu nước

c. Nhiệm vụ của chúng ta 

Phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. =>Cần phải thể hiện lòng yêu nước bằng những việc làm cụ thể

B. Phân tích chi tiết nội dung bài học

1. Truyền thống yêu nước của nhân dân ta.

  • Nêu ra luận điểm:" Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta”.

=>Cách nêu trực tiếp, rõ ràng, dứt khoát và theo hướng khẳng đinh, cụ thể hoá,( các từ: nồng nàn, truyền thống quý báu).

  • Tinh thần yêu nước ấy kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nõ lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước.

⇒ Gợi sức mạnh và khí thế mạnh mẽ của lòng yêu nước

2. Những biểu hiện của tinh thần yêu nước

  • Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra các dẫn chứng về các cuộc kháng chiến trong lịch sử từ xưa đến nay:
    • Trong lịch sử: Những trang sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...
    • Trong kháng chiến Pháp: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước: “Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, từ những chiến sĩ ngoài mặt trận đến những công chức hậu phương...”.
  • Các dẫn chứng đưa ra rất thuyết phục, thể hiện được truyền thống yêu nước đó diễn ra xuyên suốt các thời kì lịch sử, trong mọi tầng lớp nhân dân (già, trẻ, gái, trai), mọi vùng miền của đất nước (miền ngược, miền xuôi, nước ngoài, trong nước)

3. Nhiệm vụ của chúng ta 

  • Hình ảnh so sánh đặc sắc:
  • Tinh thần yêu nước như các thứ của quý.

=> Đề cao giá trị của tinh thần yêu nước.

  • Lòng yêu nước có 2 dạng tồn tại:
  • Bộc lộ rõ ràng đầy đủ.
  • Tiềm tàng kín đáo.

=> Cả hai đều đáng quý.

  •  Bổn phận của chúng ta: tuyên truyền, động viên, tổ chức, khích lệ tiềm năng yêu nước của mọi người được thực hành vào công cuộc kháng chiến.

=> Cách diễn đạt bằng hình ảnh rất cụ thể dễ hình dung, dễ hiểu. Cách kết thúc tự nhiên, hợp lí, giản dị, rõ ràng, chặt chẽ, thuyết phục. 

4. Tổng kết

  • Nội dung: Lòng yêu nước là giá trị tinh thần  cao  quý. Dân ta ai cũng có lòng yêu nước. Cần phải thể hiện lòng yêu nước của mình bằng việc làm cụ thể
  • Nghệ thuật:
    • Bố cục rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ.
    • Dẫn chứng chọn lọc tiêu biểu phong phú, vừa cụ thể, vừa khái quát.
  • Hình ảnh so sánh sinh động dễ hiểu
  • Ý nghĩa: 
    • Truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân ta cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới đề bảo vệ đất nước.

Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác