Nội dung chính bài: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
Câu 2: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Thêm trạng ngữ cho câu". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 2
[toc:ul]
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.
- Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động).
- Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng chỉ hoạt động).
- Việc chuyển đổi câu chủ động, thành bị động (ngược lại) nhằm mục đích liên kết các câu trong đoạn văn.
B. Nội dung chính cụ thể
I- Câu chủ động, câu bị động
- Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người khác.
- VD: Mẹ mắng em vì em không nghe lời.
- Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào.
- VD: Vì em không nghe lời nên em bị mẹ mắng.
II- Mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
Mục đích: Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (và ngược lại, chuyển đổi câu bị động thành câu chủ động) ở mỗi đoạn văn đều nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.
VD1: Từ thuở nhỏ, cha dạy Tố Hữu làm thơ theo những lối cổ
=> Chuyển: Từ thủa nhỏ, Tố Hữu đã được cha dạy làm thơ theo những lối cổ.
VD2: Khoảng cách giữa thành thị và nông thôn bị thu hẹp bởi quá trình đô thị hóa.
=> Chuyển: Đô thị hóa ngày càng sâu rộng đang thu hẹp sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn.
Bình luận