Đề số 1: Đề kiểm tra toán 8 Kết nối bài 12 Hình bình hành

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

Câu 1: Hãy chọn câu đúng. Tứ giác ABCD là hình bình hành nếu.

  • A. $\widehat{A}=\widehat{C}$
  • B. $\widehat{B}=\widehat{D}$
  • C.$\widehat{A}=\widehat{C}; \widehat{B}=\widehat{D}$
  • D. $AB//CD; BC = AD $

Câu 2: Tính số đo các góc của hình bình hành ABCD biết $\widehat{D} − \widehat{C} = 30^{\circ}.$ Ta được:

  • A. $\widehat{A}=\widehat{C}=70^{\circ}; \widehat{B}=\widehat{D}=115^{\circ}$
  • B. $\widehat{A}=\widehat{C}=60^{\circ}; \widehat{B}=\widehat{D}=120^{\circ}$
  • C. $\widehat{A}=\widehat{C}=70^{\circ}; \widehat{B}=\widehat{D}=110^{\circ}$
  • D. $\widehat{A}=\widehat{C}=75^{\circ}; \widehat{B}=\widehat{D}=105^{\circ}$

Câu 3: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống: “Tứ giác có hai đường chéo … thì tứ giác đó là hình bình hành”.

  • A. bằng nhau
  • B. cắt nhau tại trung điểm mỗi đường
  • C. cắt nhau
  • D. song song

Câu 4: Hãy chọn câu sai:

  • A. Hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau là hình bình hành
  • B. Tứ giác có hai cặp cạnh đối song song là hình bình hành
  • C. Tứ giác có hai cặp cạnh đối bằng nhau là hình bình hành
  • D. Tứ giác có hai cặp góc đối bằng nhau là hình bình hành

Câu 5: Hãy chọn câu đúng. Cho hình bình hành ABCD, gọi E là trung điểm của AB, F là trung điểm của CD. Khi đó:

  • A. DE > BF
  • B. DE = BF
  • C. DE < BF
  • D. DE = BE 

Câu 6: Hãy chọn câu trả lời sai. Cho hình vẽ, ta có:

Đề kiểm tra Toán 8 KNTT bài 12: Hình bình hành

  • A. ABCE là hình thang cân
  • B. ABCD là hình bình hành
  • C. AB // CD
  • D. BC // AD

Câu 7: Cho tam giác ABC và H là trực tâm. Các đường thẳng vuông góc với AB tại B, vuông góc với AC tại C cắt nhau ở D.

Chọn câu trả lời đúng nhất. Tứ giác BDCH là hình gì?

  • A. Hình thang
  • B. Hình thang cân
  • C. Hình bình hành
  • D. Hình thang vuông

Câu 8: Hai góc kề nhau của một hình bình hành không thể có số đo là:

  • A. $60^{\circ}; 120^{\circ}$
  • B. $40^{\circ}; 50^{\circ}$
  • C. $130^{\circ}; 50^{\circ}$
  • D. $75^{\circ}; 105^{\circ}$

Câu 9: Tỉ số độ dài hai cạnh của hình bình hành là 3 : 5. Còn chu vi của nó bằng 48cm. Độ dài cạnh kề của hình bình hành là:

  • A. 12cm và 20cm
  • B. 6cm và 10cm
  • C. 3cm và 5cm
  • D. 9cm và 15cm

Câu 10: Để đo khoảng cách giữa hai vị trí A, B ở hai phía của một toà nhà mà không thể trực tiếp đo được, người ta làm như sau: Chọn các vị trí O, C, D sao cho O không thuộc đường thẳng AB; khoảng cách CD là đo được: O là trung điểm của cả AC và BD (Hình vẽ). Người ta đo được CD = 100 m. Tính độ dài của AB.

Đề kiểm tra Toán 8 KNTT bài 12: Hình bình hành

  • A. 70m
  • B. 50m
  • C. 100m
  • D. 80m


 

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

C

D

B

A

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

C

B

D

C


Bình luận

Giải bài tập những môn khác