Dạng bài tập tính động lượng và áp dụng định luật bảo toàn động lượng

PHẦN CHƯƠNG V: ĐỘNG LƯỢNG 

Dạng: Tính động lượng và áp dụng định luật bảo toàn động lượng

Bài tập 1: Một khẩu đại bác có khối lượng 4 tấn, bắn đi một viên đạn theo phương ngang có khối lượng 10 kg với vận tốc 400 m/s. Coi như lúc đầu, hệ đại bác và đạn đứng yên. Tính tốc độ giật lùi của đại bác ngay sau đó.

Bài tập 2: Một viên đạn pháo khối lượng m1 = 10 kg bay ngang với vận tốc v1 = 500 m/s dọc theo đường sắt và cắm vào toa xe chở cát có khối lượng m2 = 1 tấn, đang chuyển động với tốc độ v2 = 36 km/h. Xác định vận tốc của toa xe ngay sau khi trúng đạn trong hai trường hợp:

a) Đạn bay đến cùng chiều chuyển động của xe cát.
b) Đạn bay đến ngược chiều chuyển động của xe cát.

Bài tập 3: Một quả cầu thứ nhất có khối lượng 2 kg chuyển động với vận tốc 3 m/s, tới va chạm vào quả cầu thứ hai có khối lượng 3 kg đang chuyển động với vận tốc 1 m/s cùng chiều với quả cầu thứ nhất trên một máng thẳng ngang. Sau va chạm, quả cầu thứ nhất chuyển động với vận tốc 0,6 m/s theo chiều ban đầu. Bỏ qua lực ma sát và lực cản. Xác định chiều chuyển động và vận tốc của quả cầu thứ hai.


Bài tập 1:

Ngay khi bắn, hệ (súng + đạn) là một hệ kín nên động lượng của hệ không đổi.

Chọn chiều dương là chiều chuyển động giật lùi của súng

$m_{s}\vec{v}_{s}+m_{đ}\vec{v}_{đ}=\vec{0} \Rightarrow \vec{v}_{s}=-\frac{m_{đ}.\vec{v}_{đ}}{m_{s}}$

$\Rightarrow v_{s}=-\frac {10.(-400)}{4000}=1 m/s$

Bài tập 2:

Chọn chiều chuyển động ban đầu của xe cát là chiều dương, hệ vật gồm xe cát và đạn chuyển động theo phương ngang.

a) Đổi: v2 = 36 km/h = 10 m/s

Va chạm giữa viên đạn và toa xe là va chạm mềm nên động lượng của hệ (đạn + xe) là không đổi:

$m_{1}\vec{v}_{1}+m_{2}\vec{v}_{2}=(m_{1}+m_{2})\vec{v}$ 

Vì $\overrightarrow{v_{1}}⇈\overrightarrow{v_{2}}\Rightarrow v=\frac{m_{1}v_{1}+m_{2}v_{2}}{m_{1}+m_{2}}=\frac{10.500+1000.10}{10+1000}=14,85 m/s$

b) Khi đạn bay đến ngược chiều xe cát $\overrightarrow{v_{1}}⇅\overrightarrow{v_{2}} ta có:

$v=\frac{m_{1}(-v_{1})+m_{2}v_{2}}{m_{1}+m_{2}}=\frac{10.(-500)+1000.10}{10+1000}=4,95 m/s$

Bài tập 3:

Chọn chiều chuyển động ban đầu của quả cầu thứ nhất là chiều dương

Vì bỏ qua ma sát và lực cản, nên tổng động lượng của hệ được bảo toàn.

Động lượng của hệ ngay trước khi bắn:  po = m1v1 + m2v2

Động lượng của hệ ngay sau khi bắn: p = m1v'1 + m2v'2

Áp dụng định luật bảo toàn động lượng ta có:

p = po => m1v'1 + m2v'2 = m1v1 + m2v2 

$\Rightarrow v'_{2}=\frac{(m_{1}v_{1}+m_{2}v_{2})-m_{1}v'_{1}}{m_{2}}=\frac{(2.3+3.1)-2}{3}=2,6 m/s$

Vậy quả cầu thứ hai chuyển động với vận tốc 2,6 m/s theo hướng ban đầu.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác