Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Toán 7 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 4)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Toán 7 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Một hình chữ nhật có chu vi 56 m, tỉ số của chiều dài và chiều rộng là 5: 2. Diện tích của hình chữ nhật đó là:       

  • A. 80;
  • B. 640;
  • C. 320;
  • D. 160.

Câu 2: Nếu TRẮC NGHIỆM (với y, n ≠ 0) thì:

  • A. xm = yn;
  • B. xy = mn;
  • C. xn = ym; 
  • D. xn = –yn.

Câu 3: Tổ I của lớp 7D có 5 học sinh nữ là: Ánh, Châu, Hương, Hoa, Ngân và 5 học sinh nam là: Bình, Dũng, Hùng, Huy, Việt. Chọn ra ngẫu nhiên một học sinh trong Tổ I của lớp 7D. Xét biến cố “Học sinh được chọn ra là học sinh nữ”. Nêu tập hợp những kết quả xảy ra của biến cố đó.

  • A. M = {Ánh, Châu, Dũng, Hoa, Ngân};
  • B. M = {Ánh, Huy, Hương, Hoa, Ngân};
  • C. M = {Ánh, Châu, Hương, Dũng, Ngân};
  • D. M = {Ánh, Châu, Hương, Hoa, Ngân}.

Câu 4: Biến cố “Khi gieo ba con xúc xắc thì tổng số chấm xuất hiện trên ba con xúc xắc lớn hơn 2”

  • A. Biến cố chắc chắn;
  • B. Biến cố ngẫu nhiên;
  • C. Biến cố không thể;
  • D. Các đáp án trên đều sai.

Câu 5: Gieo đồng thời hai con xúc xắc. Tìm xác suất của các biến cố sau: “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 1”?

  • A. 1;
  • B. 0;
  • C. 2;
  • D. Các đáp án trên đều sai.

Câu 6: Bạn An tung một đồng xu cân đối và đồng chất. Tìm xác suất của biến cố sau: “Tung được mặt ngửa”.

  • A. 0;
  • B. 1;
  • C. TRẮC NGHIỆM
  • D. Các đáp án trên đều sai.

Câu 7: Cho hai đại lượng x và y tỉ lệ thuận với nhau và khi x = 48 thì y = 12. Hãy biểu diễn y theo x.

  • A. y = 4x;
  • B. y = 36x;
  • C. y = 60x;
  • D. y=TRẮC NGHIỆMx

Câu 8: Cho biết x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận, khi x = 5 thì y = 25. Hệ số tỉ lệ k của y đối với x là:

  • A. 5;
  • B. 125;
  • C. TRẮC NGHIỆM;
  • D. 20.

Câu 9: ho hai đa thức A(x) = − 2x + 1 và B(x) = 5x2 + 2x + 9. Tính C(x) tại x = 2 biết C(x) = A(x) + B(x).

  • A. 30;
  • B. 40;
  • C. 23;
  • D. 10.

Câu 10: Cho hình vẽ như bên dưới gồm: một hình chữ nhật có chiều dài 5x, chiều rộng 3x và hình vuông nhỏ bên trong có cạnh 2x. Tính diện tích phần tô màu vàng như hình dưới.

TRẮC NGHIỆM

  • A. 15x2;
  • B. 4x2;
  • C. 17x2;
  • D. 11x2.

Câu 11: Bạn Nam đi mua vở và nhẩm tính với số tiền hiện có thì chỉ mua được 10 quyển vở loại I hoặc 12 quyển vở loại II hoặc 15 quyển vở loại III. Biết rằng tổng giá trị tiền 1 quyển vở loại I và 2 quyển vở loại III nhiều hơn giá tiền 2 quyển vở loại II là 4 000 đồng. Giá tiền quyển vở loại III là:

  • A. 4 000 đồng;
  • B. 5 000 đồng;
  • C. 6 000 đồng;
  • D. 8 000 đồng.

Câu 12: Giá trị a, b thỏa mãn 3a = 4b và b – a = 5 là:

  • A. a = –15; b = –20;
  • B. a = –20; b = –15;
  • C. a = 15; b = 20;
  • D. a = 20; b = 15.

Câu 13: Đạt có x nghìn đồng, mua một cuốn sách hết y nghìn đồng , mua một cây bút hết z nghìn đồng và được chị Lan cho thêm t nghìn đồng. Tính số tiền mà Đạt còn lại sau khi được chị Lan cho thêm t nghìn đồng, biết x = 50, y =30, z = 15, t = 40.

  • A. 45;
  • B. 0;
  • C. 50;
  • D. 55.

Câu 14: “Đơn thức một biến là biểu thức đại số chỉ gồm một số, hoặc một biến, hoặc … giữa các số và biến đó”. Chọn phương án đúng để điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống.

  • A. một tổng;
  • B. một tích;
  • C. một hiệu;
  • D. một thương.

Câu 15: Cho hai đa thức G(x) = 2x + 7 và H(x) = 3x + 6. Tính G(x) + H(x).

  • A. −x + 1;
  • B. 5x + 13;
  • C. 5x + 1;
  • D. x − 1.

Câu 16: Cho ba đa thức A, B, C khác đa thức 0. Công thức nào dưới đây là đúng?

  • A. (A + B) : C = A : C + B;
  • B. (A + B) : C = A + B : C;
  • C. (A + B) : C = A : C + B : C;
  • D. (A + B) : C = C : A + C : B.

Câu 17: Cho biểu thức B = 4(m + n) – 8(n – 2m). Rút gọn biểu thức B ta được:

  • A. B = 20m + 4n;
  • B. B =  20m − 4n;
  • C. B = −12m – 4n;
  • D. B = −12m + 4n.

Câu 18: Cho tam giác ABC có AB = 2, BC = 8 cm. Biết độ dài cạnh AC là một số nguyên tố. Chu vi tam giác ABC là:

  • A. 18 cm;
  • B. 7 cm;
  • C. 17 cm;
  • D. 19 cm.

Câu 19: Cho hình vẽ sau:

TRẮC NGHIỆM

Số đo x là:

  • A. 72°;
  • B. 73°;
  • C. 74°;
  • D. 75°.

Câu 20: Cho tam giác ∆ABC cân tại A, có M là trung điểm của BC. Đường trung trực của AB cắt AM tại O. Khi đó điểm O:

  • A. Là trọng tâm của ∆ABC;
  • B. Cách đều ba cạnh của ∆ABC;
  • C. Là trực tâm của ∆ABC
  • D. Cách đều ba đỉnh của ∆ABC

Câu 21: Cho ∆ABC, gọi I là giao điểm của hai đường trung trực của hai cạnh AB và AC. Kết quả nào dưới đây đúng?

  • A. IA > IB > IC;
  • B. IA = IB = IC;
  • C. IA < IB < IC;
  • D. Không thể so sánh được độ dài của IA, IB, IC.

Câu 22: Điểm D cách đều hai cạnh AB, AC của tam giác ABC thì:

  • A. Điểm D nằm trên tia phân giác của góc BAC ;
  • B. Điểm D nằm trên tia phân giác của góc ACB ;
  • C. Điểm D nằm trên tia phân giác của góc ABC ;
  • D. DB = DC.

Câu 23: Biến cố ngẫu nhiên là

  • A. biến cố luôn xảy ra;
  • B. biến cố không bao giờ xảy ra;
  • C. biến cố không thể biết trước nó có xảy ra hay không;
  • D. Các đáp án trên đều sai.

Câu 24: Khi gieo một con xúc xắc thì số chấm xuất hiện trên con xúc xắc bé hơn 7 là biến cố gì?

  • A. Biến cố ngẫu nhiên;
  • B. Biến cố không thể;
  • C. Biến cố chắc chắn;
  • D. Các đáp án trên đều đúng.

Câu 25: Gieo đồng thời hai con xúc xắc. Tìm xác suất của các biến cố sau: “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 1”?

  • A. 1;
  • B. 0;
  • C. 2;
  • D. Các đáp án trên đều sai.

Câu 26: Đội tuyển thi học sinh giỏi môn Toán lớp 7 của một trường THCS gồm có 3 học sinh lớp 7A, 6 học sinh lớp 7B và 4 học sinh lớp 7C. Chọn ngẫu nhiên một học sinh trong đội tuyển để tham dự kì thi học sinh giỏi cấp Thành phố. Hỏi xác suất để học sinh được chọn thuộc lớp nào có khả năng cao nhất?

  • A. Lớp 7A;
  • B. Lớp 7B;
  • C. Lớp 7C;
  • D. Lớp 7B và 7C có khả năng được chọn như nhau.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác