Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Toán 7 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Toán 7 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Một hình chữ nhật có chu vi 56 m, tỉ số của chiều dài và chiều rộng là 5: 2. Diện tích của hình chữ nhật đó là:       

  • A. 80;
  • B. 640;
  • C. 320;
  • D. 160.

Câu 2: Cho y = kx. Khẳng định nào sau đây là đúng?

  • A. x tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ k;
  • B. y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k;
  • C. x không tỉ lệ thuận với y;
  • D. Không kết luận được gì từ x và y.

Câu 3: Đạt có x nghìn đồng, mua một cuốn sách hết y nghìn đồng , mua một cây bút hết z nghìn đồng và được chị Lan cho thêm t nghìn đồng. Tính số tiền mà Đạt còn lại sau khi được chị Lan cho thêm t nghìn đồng, biết x = 50, y = 30, z = 15, t = 40.

  • A. 45;
  • B. 0;
  • C. 50;
  • D. 55.

Câu 4: Biểu thức nào sau đây là đơn thức một biến?

  • A. x + y;
  • B. y2;
  • C. x − 1;
  • D. −y+ 2y.

Câu 5: Tính tổng diện tích của hình vuông và hình chữ nhật như hình bên dưới theo biến x.

TRẮC NGHIỆM

  • A. 15x2;
  • B. 16x2;
  • C. 31x2;
  • D. 21x2.

Câu 6: Phép chia đa thức (6x+ 5x + 3) cho đa thức (2x+ 1) được đa thức dư là:

  • A. 2x − 3;
  • B. 2x + 3;
  • C. x − 3;
  • D. 0.

Câu 7: Cho tam giác ABC có AB = 2, BC = 8 cm. Biết độ dài cạnh AC là một số nguyên tố. Chu vi tam giác ABC là:

  • A. 18 cm;
  • B. 7 cm;
  • C. 17 cm;
  • D. 19 cm.

Câu 8: Tam giác cân là tam giác:

  • A. có hai đường cao bằng nhau;
  • B. có hai đường trung tuyến bằng nhau;
  • C. có hai cạnh bên bằng nhau;
  • D. có hai tia phân giác trong bằng nhau.

Câu 9: Cho đường thẳng d và điểm A không thuộc đường thẳng d. Chọn khẳng định sai.

  • A. Có duy nhất một đường vuông góc kẻ từ điểm A đến đường thẳng d;
  • B. Có vô số đường xiên kẻ từ điểm A đến đường thẳng d;
  • C. Có vô số đường vuông góc kẻ từ điểm A đến đường thẳng d;
  • D. Trong các đường xiên và đường vuông góc kẻ từ điểm A đến đường thẳng d, đường vuông góc là đường ngắn nhất.

Câu 10: Cho tam giác ∆ABC có góc A là góc tù. Các đường trung trực của AB và AC cắt nhau tại O. Đường tròn tâm O bán kính OA đi qua điểm:

  • A. B và C;
  • B. M và N;
  • C. B;
  • D. C.

Câu 11: Cho tam giác ABC cân tại A có hai đường trung tuyến BD và CF cắt nhau tại G. Biết BD = 9 cm. Độ dài đoạn thẳng GF bằng:

  • A. 6 cm;
  • B. 3 cm;
  • C. 4 cm;
  • D. 5 cm.

Câu 12: Ba đường cao của một tam giác tù:

  • A. Đồng quy tại một điểm nằm ngoài tam giác;
  • B. Đồng quy tại một điểm nằm trong tam giác;
  • C. Đồng quy tại một điểm nằm trên đỉnh tam giác;
  • D. Đồng quy tại một điểm nằm tại trọng tâm tam giác.

Câu 13: Cho các hình vẽ sau:

TRẮC NGHIỆM

Điểm I trong hình nào cách đều ba cạnh của tam giác?

  • A. Hình a;
  • B. Hình b;
  • C. Hình c;
  • D. Hình d.

Câu 14: Cho ∆ABC vuông tại A, M là trung điểm của AC. Kẻ AD và CE vuông góc với BM. Chọn khẳng định đúng:

  • A. BD + BE > 2AB;
  • B. BD + BE > 2BM;
  • C. BD + BE < 2BM;
  • D. BD + BE < 2AB.

Câu 15: Một gói bánh có giá 15 000 đồng, một gói kẹo có giá 8 000 đồng. Bạn Bình mua một vài gói bánh và một vài gói kẹo. Cho biến cố S: “Số tiền Bình mua bánh và kẹo là 56 000 đồng”. Khi đó biến cố S là:

  • A. Biến cố chắc chắn
  • B. Biến cố không thể;
  • C. Biến cố ngẫu nhiên;
  • D. Đáp án khác.

Câu 16: Một đại lý bán nước ngọt thống kê lại số thùng nước ngọt các loại mà đại lý đó bán được trong 6 tháng đầu năm. Kết quả được biểu diễn ở biểu đồ sau:

TRẮC NGHIỆM

Chọn ngẫu nhiên 1 tháng trong 6 tháng đầu năm để xem kết quả bán được. Trong các biến cố sau, biến cố nào là biến cố chắc chắn?

  • A. D: “Số lượng thùng nước ngọt bán được trong tháng được chọn không vượt quá 250 thùng”;
  • B. E: “Số lượng thùng nước ngọt bán được trong tháng được chọn luôn luôn lớn hơn 100 thùng”; 
  • C. F: “Số lượng thùng nước ngọt bán được trong tháng được chọn luôn nhỏ hơn 300 thùng”;  
  • D. G: “Số lượng thùng nước ngọt bán được trong tháng được chọn bằng 120 thùng”.

Câu 17: Biến cố “Đến năm 2030, con người tìm được thuốc chữa ung thư” là biến cố nào trong các biến cố sau đây?

  • A. Biến cố ngẫu nhiên;
  • B. Biến cố không thể;
  • C. Biến cố chắc chắn;
  • D. Các đáp án trên đều đúng.

Câu 18: Một túi đựng 6 tấm thẻ được ghi các số 6; 8; 10; 12; 14; 16. Xét biến cố “Rút được tấm thẻ chia hết cho 2”. Xác suất của biến cố trên bằng bao nhiêu?

  • A. 0;
  • B. 1;
  • C. 0,5;
  • D. Các đáp án trên đều đúng.

Câu 19: Biến cố không thể có xác suất bằng bao nhiêu?

  • A. Bằng 1;
  • B. Bằng 0;
  • C. Bằng một số bất kì;
  • D. Các đáp án trên đều sai.

Câu 20: Tung một đồng xu hai lần. Hỏi trong các biến cố sau, biến cố nào là biến cố không thể? Biết rằng hai lần tung đều xuất hiện mặt ngửa.

  • A. “Lần tung thứ hai xuất hiện mặt ngửa”;
  • B. “Lần tung thứ nhất xuất hiện mặt ngửa”;
  • C. “Xuất hiện hai mặt giống nhau trong hai lần tung”;
  • D. “Có ít nhất một lần tung xuất hiện mặt sấp”.

Câu 21: Một hộp có 4 lá thăm được đánh số 2; 4; 6; 8. Lấy ra ngẫu nhiên từ hộp 2 lá thăm. Biến cố “Tổng các số ghi trên hai lá thăm là số chẵn” là

  • A. Biến cố chắc chắn;
  • B. Biến cố ngẫu nhiên;
  • C. Biến cố không thể;
  • D. Các đáp án trên đều sai.

Câu 22: Mỗi hộp có 52 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số 1, 2, 3, ..., 51, 52; hai thẻ khác nhau thì ghi hai số khác nhau. Rút ngẫu nhiên một thẻ trong hộp. Xét biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số bé hơn 10”. Nêu tập hợp những kết quả xảy ra của biến cố đó.

  • A. N = {1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10};
  • B. N = {1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9};
  • C. N = {1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11};
  • D. Các đáp án trên đều sai.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác