Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 12 cánh diều ôn tập Chủ đề 1: Cơ sở phân tử của sự di truyền và biến dị (p2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Sinh học 12 cánh diều ôn tập Chủ đề 1: Cơ sở phân tử của sự di truyền và biến dị (p2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Gene là 

  • A. đoạn trình tự nucleotide trên DNA mang thông tin di truyền mã hóa RNA.
  • B. đoạn trình tự nucleotide trên DNA mang thông tin di truyền mã hóa chuỗi polypeptide.
  • C. đoạn trình tự nucleotide trên DNA mang thông tin di truyền mã hóa RNA hoặc chuỗi polypeptide
  • D. đoạn nucleotide trên RNA mang thông tin di truyền mã hóa chuỗi polypeptide.

Câu 2: Bốn loại đơn phân cấu tạo DNA có kí hiệu là:

  • A. A, U, G, C.
  • B. A, T, G, C.
  • C. A, D, R, T.
  • D. U, R, D, C.

Câu 3: Đâu không phải chức năng của DNA?

  • A. Mang thông tin di truyền.
  • B. Truyền thông tin di truyền.
  • C. Biểu hiện thông tin di truyền.
  • D. Không tạo biến dị.

Câu 4: Kết quả của quá trình tái bản DNA là

  • A. phân tử DNA con được đổi mới so với DNA mẹ.                    
  • B. phân tử DNA con giống hệt DNA mẹ.
  • C. phân tử DNA con dài hơn DNA mẹ.          
  • D. phân tử DNA con ngắn hơn DNA mẹ.

Câu 5: Khi DNA tự tái bản, đoạn Okazaki là

  • A. các đoạn exon của gene không phân mảnh.
  • B. các đoạn intron của gene phân mảnh
  • C. đoạn polynucleotide sinh từ mạch 5’ ® 3’ của gene.
  • D. đoạn polynucleotide sinh từ mạch 3’ ® 5’ của gene.

Câu 6: Một DNA sau khi tán bản k lần tạo ra được 64 DNA con. Tính k?

  • A. 4.
  • B. 5.
  • C. 6.
  • D. 7.

Câu 7: Hình bên mô tả cơ chế tái bản DNA, cách chú thích các vị trí a, b, c, d nào dưới đây là đúng?

TRẮC NGHIỆM

  • A. a-3’; b-5’; c-3’; d-5’.
  • B. a-5’; b-5’; c-3’; d-3’.
  • C. a-3’; b-5’; c-5’; d-3’.
  • D. a-5’; b-3’; c-3’; d-5’.

Câu 8: Một phân tử DNA “mẹ” tự tái bản k lần liên tiếp thì số DNA “con, cháu” có thể là

  • A. k.
  • B. 2k.
  • C. 2k.
  • D. k2.

Câu 9: Trong quá trình tái bản DNA, quá trình nào sau đây không xảy ra?

  • A. A của môi trường liên kết với T mạch gốc.
  • B. T của môi trường liên kết với A mạch gốc.
  • C. U của môi trường liên kết với A mạch gốc.
  • D. G của môi trường liên kết với C mạch gốc.

Câu 10: Cho 4 phân tử DNA “mẹ” tự sao k lần liên tiếp thì số phân tử DNA được tạo ra là

  • A. 2k.
  • B. 2k/4.
  • C. 4.2k.
  • D. k.24.

Câu 11: Gene D ở sinh vật nhân sơ có 1500 cặp nucleotide và số nucleotide loại A chiếm 15% tổng số nucleotide của gene. Trên mạch 1 của gene có 150 số nucleotide loại T và có 450 số nucleotide G. Kết luận nào sau đây đúng khi nói về gene D?

  • A. Trên mạch 1 của gene D có G/C=2/3.
  • B. Trên mạch 2 của gene D có số nucleotide T= 250.
  • C. Trên mạch 2 của gene D có T=2A.
  • D. Tổng số C nucleotide trên cả 2 mạch là 1000.

Câu 12: Người ta sử dụng một chuỗi polynucleotitde có (T+C)/(A+G) = 0,25 làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một chuỗi polynucleotide bổ sung có chiều dài bằng chiều dài của chuỗi khuôn đó. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các loại nucleotide tự do cần cung cấp cho quá trình tổng hợp này là:

  • A. A+G=80%; T+C=20%.
  • B. A+G=20%; T+C=80%.
  • C. A+G=25%; T+C=75%.
  • D. A+G= 75%; T+C=25%.

Câu 13: Trong các đặc điểm nêu dưới đây, có bao nhiêu đặc điểm có ở quá trình tái bản của DNA ở sinh vật nhân thực và có ở quá trình tái bản DNA của sinh vật nhân sơ?

I. Có sự hình thành các đoạn Okazaki.

II. Nucleotide tự do được liên kết vào đầu 3' của mạch mới.

III. Trên mỗi phân tử DNA có nhiều điểm khởi đầu quá trình tái bản.

IV. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.

V. Enzyme DNA polymerase không làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử DNA.

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 14: Loại nucleic acid nào sau đây là thành phần cấu tạo của ribosome?

  • A. rRNA.
  • B. mRNA.
  • C. tRNA.
  • D. DNA.

Câu 15: Cấu trúc của một gene bao gồm ba vùng theo thứ tự 

  • A. vùng mã hóa, vùng điều hòa, vùng kết thúc.
  • B. vùng kết thúc, vùng mã hóa, vùng điều hòa.
  • C. vùng điều hòa, vùng mã hóa, vùng kết thúc.
  • D. vùng mã hóa, vùng kết thúc, vùng điều hòa.

Câu 16: Sơ đồ nào sau đây mô tả cơ chế phiên mã ngược?

  • A. DNA → RNA.
  • B. RNA → DNA.
  • C. RNA → protein.
  • D. DNA → DNA.

Câu 17: Hình vẽ dưới đây mô tả một cơ chế di truyền cấp độ phân tử đang diễn ra. Cấu trúc X trên hình vẽ là

TRẮC NGHIỆM

  • A. RNA polymerase.                            
  • B. DNA polymerase.
  • C. DNA ligase.                                     
  • D. Ribosome.

Câu 18: Trình tự nucleotide trên một đoạn phân tử mRNA là

3’--AGUGUCCUAUA--5’

Trình tự nucleotide đoạn tương ứng trên mạch khuôn của gene là

  • A. 5’--AGUGUCCUAUA --3’  .         
  • B. 5’--TCACAGGATAT--3’.
  • C. 5’--TGACAGGAUTA--3’.             
  • D. 3’--UCACAGGAUAU--5’.

Câu 19: Giả sử có một gene với số lượng các cặp nucleotide ứng với mỗi đoạn exon và intron như sau:

ExonIntronExonIntronExonIntronExon
901301509090120150

Phân tử protein có chức năng sinh học được được tạo ra từ gene này chứa bao nhiêu amino acid?

  • A. 160.
  • B. 159.
  • C. 158.
  • D. 76.

Câu 20: Theo Monod và Jacob, các thành phần cấu tạo của operon lac gồm:

  • A. vùng promoter, operator và các gene điều hòa.
  • B. gene điều hòa, các gene cấu trúc và operator.
  • C. gene điều hòa, các gene cấu trúc và promoter. 
  • D. vùng promoter, operator và các gene cấu trúc.

Câu 21: Gene cấu trúc quy định enzyme 

  • A. β-galactosidase.
  • B. permease.
  • C. transacetylase.
  • D. RNA polymerase.

Câu 22: Enzyme RNA polymerase bám vào vị trí nào trên operon lac để phiên mã nhóm gene cấu trúc lacZ, lacY, lacA?

  • A. Vùng promoter (P).                                  
  • B. Vùng operator (O).
  • C. Nhóm gene cấu trúc.                                 
  • D. Gene điều hòa.

Câu 23: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường có lactose và khi môi trường không có lactose?

  • A. Một số phân tử lactose liên kết với protein ức chế.
  • B. Gene điều hòa I tổng hợp protein ức chế.
  • C. Các gene cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử RNA tương ứng.
  • D. RNA polymerase liên kết với vùng khởi động của operon lac và tiến hành phiên mã.

Câu 24: Ví dụ nào sau đây chứng tỏ điều hòa biểu hiện gene có vai trò quyết định tính đặc thù mô, cơ quan và giai đoạn phát triển cơ thể.

  • A. Ở người, gene mã hóa epsilon-2 globin (HBE2) chỉ biểu hiện ở giai đoạn phôi, gene mã hóa beta-globin (HBB) chỉ biểu hiện ở giai đoạn trưởng thành.
  • B. Khi tế bào chịu tác động của bức xạ tia tử ngoại (UV), các gene mã hóa protein sửa chữa DNA được cảm ứng biểu hiện giúp tế bào sống sót.
  • C. Các gene tổng hợp kháng thể ở các tế bào miễn dịch được kích hoạt khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh.
  • D. Khi tế bào gặp điều kiện nhiệt đô cao bất thường, một số gene được kích hoạt để tạo ra các protein chống sốc nhiệt.

Câu 25: Hình sau đây mô tả hoạt động của Operon Lac ở vi khuẩn E.coli trong môi trường nuôi cấy. Phân tích hình và cho biết phát biểu nào sau đây là đúng?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Vi khuẩn đang được nuôi cấy trong môi trường có đường lactose.
  • B. Chất X là enzyme β-galactosidase.
  • C. Hai vùng (P) luôn ở trạng thái liên kết với enzyme RNA polymerase.
  • D. Operon lac của vi khuẩn E.coli đang ở trạng thái không hoạt động.

Câu 26: Một gene bị đột biến nhưng thành phần và số lượng nucleotide của gene không thay đổi. Dạng đột biến có thể xảy ra đối với gene trên là

  • A. thay thế một cặp A – T bằng một cặp T – A.
  • B. thay thế một cặp A – T bằng một cặp G – C.
  • C. mất một cặp T – A.
  • D. thêm một cặp T – A.

Câu 27: Đột biến thay thế một cặp nucleotide được gọi là đột biến đồng nghĩa xảy ra khi

  • A. có sự thay đổi amino acid tương ứng trong chuỗi polypeptide.
  • B. thể đột biến được xuất hiện ở thế hệ sau.
  • C. thay đổi toàn bộ amino acid trong chuỗi polypeptide.
  • D. không làm thay đổi amino acid nào trong chuỗi polypeptide.

Câu 28: Một loài thực vật lưỡng bội, xét một gene có 2 allele; allele B có 1200 nucleotide và mạch 1 của gene này có A : T : G : C = 1 : 2 : 3 : 4. Allele B bị đột biến thêm 1 cặp nucleotide thành allele b. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Tỉ lệ (A + T) : (G + C) của allele b bằng tỉ lệ (G + A) : (T + C) của allele B.

II. Nếu allele b phát sinh do đột biến thêm 1 cặp G – C thì allele b có 421 nucleotide loại G.

III. Nếu allele b phát sinh do đột biến xảy ra ngay sau mã mở đầu thì chuỗi polypeptide do allele b quy định giống với chuỗi polypeptide do allele B quy định.

IV. Nếu allele b phát sinh do đột biến xảy ra trong giảm phân thì allele b có thể di truyền cho đời sau.

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác