Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo bài 1 Lời của cây (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài 1 Lời của cây phần 2 - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tác giả của văn bản Lời của cây là ai?

  • A. Trần Hữu Thung
  • B. Huy Cận
  • C. Đoàn Giỏi
  • D. Tố Hữu

Câu 2: Đâu là năm sinh năm mất của tác giả bài Lời của cây?

  • A. 1923 – 1999
  • B. 1924 – 1999
  • C. 1923 – 1998
  • D. 1923 – 1997

Câu 3: Tác giả bài Lời của cây quê ở đâu?

  • A. Bình Thuận
  • B. Nam Định
  • C. Nghệ An
  • D. Thanh Hóa

Câu 4: Tác giả bài Lời của cây xuất thân trong gia đình thuộc tầng lớp nào?

  • A. Tri thức nghèo
  • B. Nông dân
  • C. Nho học
  • D. Quý Tộc

Câu 5: Phong cách sáng tác của tác giả bài Lời của cây như thế nào?

  • A. Mộc mạc, dân dã, chân chất, hồn nhiên của người dân quê
  • B. Sôi nổi, đắm say
  • C. Trữ tình, chính trị
  • D. Hàm súc, triết lý

Câu 6: Ý nào dưới đây là sáng tác của tác giả bài Lời của cây?

  • A. Dặn con
  • B. Gió Nam
  • C. Anh vẫn hành quân
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 7: Chủ để của bài thơ Lời của cây là:

  • A. Tình yêu thương, trân trọng những mầm xanh thiên nhiên
  • B. Tình mẫu tử thiêng liêng
  • C. Mơ ước của cha và con
  • D. Tình yêu quê hương đất nước

Câu 8: Bài thơ Lời của cây thuộc thể loại gì?

  • A. Truyện ngắn
  • B. Tiểu thuyết
  • C. Thơ bốn chữ
  • D. Sử kí

Câu 9: Phương thức biểu đạt chính của tác phẩm Lời của cây là?

  • A. Miêu tả
  • B. Biểu cảm
  • C. Tự sự
  • D. Nghị luận

Câu 10: Nội dung phần 1 của văn bản là gì? 

  • A. Quá trình phát triển thành cây của hạt mầm
  • B. Lời giới thiệu của cây về sự xuất hiện của mình
  • C. A và B đều đúng
  • D. A và B đều sai

Câu 11: Nội dung phần 2 của văn bản là gì? 

  • A. Quá trình phát triển thành cây của hạt mầm
  • B. Lời giới thiệu của cây về sự xuất hiện của mình
  • C. A và B đều đúng
  • D. A và B đều sai

Câu 12: Nhịp thơ của thơ sau là gì?

“Rằng/ các bạn ơi”

  • A. 1/3
  • B. 2/3
  • C. 3/4
  • D. 2/4

Câu 13: Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong bài thơ là?

  • A. So sánh
  • B. Nhân hóa
  • C. Hoán dụ
  • D. Ẩn dụ

Câu 14: Tác giả thể hiện tình cảm, cảm xúc gì dành cho những mầm cây?

  • A. Yêu thương
  • B. Nâng niu
  • C. Trân trọng
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 15: Trong bài thơ Lời của cây, tác giả đã dùng hình ảnh nhân hóa thi hạt nảy mầm là gì?

  • A. Thì thầm
  • B. Lặng im
  • C. Mở mắt
  • D. Bao bọc

Câu 16: Trong bài thơ, một cái hạt nhỏ bé muốn trở thành một cái cây phải trải qua những gì?

  • A. Nhiều giai đoạn
  • B. Nhiều thử thách
  • C. Chịu được gió sương
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 17: Trong bài thơ Lời của cây, khi chưa gieo xuống đất hạt như thế nào?

  • A. Hạt nhú lên chồi non
  • B. Hạt nằm lặng thinh trong bàn tay con người
  • C. Hạt nhú lên giọt sữa
  • D. Hạt đã mọc thành cây

Câu 18: Cây trong bài thơ Lời của cây trải qua mấy giai đoạn?

  • A. 3 giai đoạn
  • B. 4 giai đoạn
  • C. 5 giai đoạn
  • D. 6 giai đoạn

Câu 19: Khi hạt cây nảy mầm, ta nghe được những gì?

  • A. Nghe bàn tay vỗ, nghe tiếng ru hời
  • B. Nghe bàn tay vỗ, nghe tiếng thì thầm
  • C. Nghe tiếng ru hời, nghe tiếng bập bẹ
  • D. Nghe tiếng ru hời, nghe tiếng thì thầm

Câu 20: Thông điệp của bài thơ Lời của cây là gì?

  • A. Hãy yêu cây, trân trọng sự sống của cây, bởi cây làm nên một phần cuộc sống xinh đẹp, đáng yêu này
  • B. Mỗi con người, sự vật, dù là nhỏ bé, đều góp phần tạo nên sự sống như hạt mầm góp màu xanh cho đất trời.
  • C. Nhắc nhở chúng ta về đạo lý làm con
  • D. A và B đều đúng

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác