Tóm tắt kiến thức ngữ văn 7 chân trời bài 1: Đọc Lời của cây
Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 7 chân trời bài 1: Đọc Lời của cây. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- Tên: Trần Hữu Thung;
- Năm sinh – năm mất: 1923 - 1999;
- Quê quán: Diễn Minh, Diễn Châu, Nghệ An;
- Tham gia Cách mạng từ năm 1944 và bắt đầu làm thơ từ thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Thơ ông thể hiện sự mộc mạc, dân dã, chân chất, hồn nhiên của người dân quê.
2. Tác phẩm
- Những tập thơ tiêu biểu: Dặn con (1955), Gió Nam (1962), Đất quê mình (1971), Tiếng chim đồng (1975), Anh vẫn hành quân (1983).
3. Giải nghĩa từ khó
- Gió bắc: gió từ phương Bắc thổi về, lạnh, gây rét nên có hại cho cây cối, mùa màng.
- M4. ưa giông: hiện tượng thời tiết thường xảy ra vào mùa hè, có gió to, sấm sét, mưa rào.
4. Đọc, kể, tóm tắt
- Bố cục:
+ Phần 1: Lời của tác giả
▪ Khổ thơ đầu: Khi đang là hạt.
▪ Khổ 2-3-4: Sự phát triển của mầm cây.
▪ Khổ 5: Khi cây đã thành.
+ Phần 2: Khổ 6: Lời của cây
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN
1. Quá trình phát triển của cây
Sự phát triển | Từ ngữ miêu tả | Phân tích ý nghĩa |
Hạt | lặng thinh | - nhân hóa, hạt như cũng có hồn => Sự sống tiềm tàng, chưa được “đánh thức”, phát triển thành cây. |
Mầm | - nhú lên giọt sữa - thì thầm - kiêng gió, kiêng mưa, lớn lên đón tia nắng hồng | - mầm cây được ví với giọt sữa trắng trong, trong trẻo, nhỏ bé, dễ thương - mầm cây cũng giống như em bé cần được vỗ về, nghe lời ru, nằm trong nôi là vỏ cây, cần kiêng khem gió mưa, biết “mở mắt” đón tia nắng hồng. |
Cây đã thành | - “nghe màu xanh – bắt đầu bập bẹ” | - như em bé chập chững + ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (nghe màu xanh) + hoán dụ (nghe màu xanh => chỉ cái cây) + nhân hóa (bập bẹ). => Câu thơ có nhiều biện pháp tu từ, mở rộng trường liên tưởng. |
2. Mối quan hệ giữa chủ thể trữ tình và hạt mầm
- Khi đang là hạt => hạt được chủ thể trữ tình “cầm trong tay mình” => sự sống được nâng niu => cách ứng xử của chủ thể trữ tình với thiên nhiên.
- “Ghé tai nghe rõ”, “Nghe mầm mở mắt”: hình ảnh của nhà thơ, thể hiện mối quan hệ gần gũi, giao cảm giữa thiên nhiên và nhà thơ, sự nâng niu sự sống.
=> Tình cảm, cảm xúc mà tác giả dành cho mầm cây: yêu thương, trìu mến, nâng niu.
3. Lời của cây
- “Rằng/ các bạn ơi”: nhịp thơ 1/3 – sự khác biệt trong thơ bốn chữ (vốn là nhịp 2/2) => nhấn mạnh, kêu gọi sự chú ý, lắng nghe.
- 3 câu thơ cuối:
Cây chính là tôi
Nay mai sẽ lớn
Góp xanh đất trời
=> Lời của cây là tiếng nói của thiên nhiên đối với con người => Thông điệp về sự lắng nghe, tôn trọng thiên nhiên.
Ẩn dụ về ý nghĩa của đời người, lớn lên và làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp.
III. TỔNG KẾT
1. Nghệ thuật
- Sử dụng các biện pháp tu từ: ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa => làm cho bài thơ trở nên đa nghĩa, đa thanh, giàu sức gợi hình.
- Thể thơ bốn chữ, nhịp thơ 2/2 => dễ thuộc, dễ nhớ, đều đặn như nhịp đưa nôi, vừa diễn tả nhịp điệu êm đềm của đời sống cây xanh, vừa thể hiện cảm xúc yêu thương trìu mến của tác giả.
- Nhịp thơ 1/3 (Rằng các bạn ơi) => sự khác biệt, có tác dụng nhấn mạnh vào khao khát của cây khi muốn được con người hiểu và giao cảm.
- Tiết tấu vui tươi, phù hợp với nội dung của bài thơ.
2. Chủ đề – thông điệp
- Chủ đề: Bài thơ thể hiện tình yêu thương, trân trọng những mầm xanh thiên nhiên
- Thông điệp:
+ Hãy lắng nghe lời của cỏ cây loài vật để biết yêu thương, nâng đỡ sự sống ngay từ khi sự sống mới là những mầm non.
+ Mỗi con người, sự vật, dù là nhỏ bé, đều góp phần tạo nên sự sống như hạt mầm góp màu xanh cho đất trời.
+ Thông điệp ẩn dụ: các bạn nhỏ cũng như những mầm cây, cũng phát triển từ bé đến lớn, góp phần xây dựng cuộc sống tươi đẹp.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận