Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 12 cánh diều Ôn tập bài 8: Thơ hiện đại (P1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 12 cánh diều Ôn tập bài 8: Thơ hiện đại (P1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đâu là tác phẩm trường ca của nhà thơ Thanh Thảo?

  • A. Dấu chân qua trảng cỏ.
  • B. Những người đi tới biển.
  • C. Từ một đến một trăm.
  • D. Khối vuông ru-bích.

Câu 2: Thông tin nào không chính xác về bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca?

  • A. Bài thơ rất tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ của Thanh Thảo: giàu suy tư, phóng túng, mãnh liệt trong cảm xúc đồng thời nhuốm màu sắc tượng trưng, siêu thực.
  • B. Bài thơ được gợi hứng từ cuộc đời và số phận bi thảm của Lor-ca - nghệ sĩ nổi tiếng người Tây Ban Nha.
  • C. Bài thơ rất giàu chất hội họa và cũng dồi dào nhạc tính.
  • D. Bài thơ được rút trong tập Dấu chân qua tràng cỏ, đánh dấu bước chuyển quan trọng trong phong cách thơ Thanh Thảo.

Câu 3: Trong khổ thơ đầu của bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca, không gian văn hóa mang đậm chất Tây Ban Nha không được gợi lên qua những từ ngữ, hình ảnh nào?

  • A. Tiếng đàn ghi ta.
  • B. Hình ảnh người kị sĩ trên yên ngựa.
  • C. Hình ảnh áo choàng của người kị sĩ.
  • D. Hình ảnh cô gái Di-gan.

Câu 4: Trong bài thơ (Đàn ghi ta của Lor-ca), hình ảnh "đường chỉ tay đã đứt" thể hiện điều gì?

  • A. Thể hiện tâm hồn phóng khoáng, yêu tự do của Lor-ca.
  • B. Thể hiện hành trình sáng tạo không mệt mỏi của Lor-ca.
  • C. Thể hiện sự tài hoa, nghệ sĩ của Lor-ca.
  • D. Thể hiện số phận bi thảm và định mệnh nghiệt ngã của Lor-ca.

Câu 5: Hình ảnh "Lor-ca bơi sang ngang - trên chiếc ghi ta màu bạc" trên dòng sông rộng vô cùng" trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca thể hiện:

  • A. Cuộc hành trình của Lor-ca về nơi siêu thoát.
  • B. Lor-ca vẫn quyết tâm đi đến cùng cuộc hành trình khám phá cái đẹp, đổi mới và cách tân nghệ thuật.
  • C. Khao khát sống, cống hiến và sáng tạo hết sức mãnh liệt của người nghệ sĩ vĩ đại.
  • D. Hành trình sáng tạo nghệ thuật của Lor-ca vẫn tiếp diễn bất kể cái chết và sự bạo tàn.

Câu 6: “Bài thơ của một người yêu nước mình” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

  • A. “Bài thơ của một người yêu nước mình” được sáng tác vào tháng 12-1965 khi ông đang ở trên chiến khu đầu nguồn sông Hương.
  • B. “Bài thơ của một người yêu nước mình” được sáng tác vào tháng 12-1966 khi ông đang ở trên chiến khu đầu nguồn sông Hương.
  • C. “Bài thơ của một người yêu nước mình” được sáng tác vào tháng 12-1967 khi ông đang ở trên chiến khu đầu nguồn sông Hương.
  • D. “Bài thơ của một người yêu nước mình” được sáng tác vào tháng 12-1968 khi ông đang ở trên chiến khu đầu nguồn sông Hương.

Câu 7: Hình ảnh nào không được sử dụng để miêu tả quê hương trong bài thơ?

  • A. Bầy chim sẻ
  • B. Hoa bưởi hoa ngâu
  • C. Bông nứa trắng
  • D. Chùm khế ngọt

Câu 8: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu "Lòng vẫn thương cây nhớ cội hoài"?

  • A. So sánh
  • B. Nhân hóa
  • C. Ẩn dụ
  • D. Điệp ngữ

Câu 9: Bài thơ “Bài thơ của một người yêu nước mình” chủ yếu nói về:

  • A. Tình yêu quê hương
  • B. Tình mẫu tử
  • C. Tình yêu đôi lứa
  • D. Tình yêu đất nước

Câu 10: Trong cảm nhận của nhân vật trữ tình, hình ảnh đất nước hiện lên như thế nào?

  • A. Hình ảnh đất nước được hiện lên vô cùng giản dị, gần gũi tuy “nhà dột phên không ngăn nổi gió” nhưng “vẫn yêu nhau trong từng hơi thở”.
  • B. Hình ảnh đất nước hiện lên với những khó khăn và thử thách nhưng luôn đầy hy vọng vào tương lai.
  • C. Hình ảnh đất nước hiện lên qua những kỳ tích và chiến thắng vĩ đại.
  • D. Hình ảnh đất nước hiện lên với sự đau thương, mất mát trong chiến tranh.

Câu 11: Thể thơ của bài “Thời gian”:

  • A. Tự do
  • B. Song thất lục bát
  • C. Lục bát
  • D. Ngũ ngôn

Câu 12: Bài thơ “Thời gian” in trong tập thơ nào:

  • A. Lá
  • B. Tuyển tập Văn Cao
  • C. Thời gian
  • D. Thơ Nam Cao

Câu 13: Hình ảnh “câu thơ còn xanh” và “bài hát còn xanh” gợi liên tưởng về điều gì?

  • A. Liên tưởng đến vẻ đẹp cuộc sống
  • B. Liên tưởng về sự trường tồn của những giá trị nghệ thuật theo thời gian
  • C. Liên tưởng đến giá trị của thời gian
  • D. Liên tưởng đến sự tươi mới và sức sống mãnh liệt

Câu 14: Qua những hình ảnh tượng trưng, tác giả đem đến thông điệp rằng điều gì luôn trường tồn?

  • A. Tình yêu, cái đẹp
  • B. Thiên nhiên, thời gian
  • C. Cái đẹp, thời gian
  • D. Nghệ thuật, thời gian

Câu 15: Điểm khác biệt giữa các hình ảnh “câu thơ”, “bài hát”, “mắt em” với hình ảnh “những chiếc lá” là gì?

  • A. Những giá trị nghệ thuật và tình yêu là cái không bao giờ bị thời gian lãng quên. Còn chiếc lá là cái hữu hạn sẽ bị thời gian phủi xóa
  • B. Cái lạ có thể cầm được còn những thứ kia thì không
  • C. Khác nhau về cảm giác. Có cái cảm nhận bằng tay cái cảm nhận bằng thính giác
  • D. Các hình ảnh “câu thơ”, “bài hát”, và “mắt em” mang ý nghĩa về sự sống động và vĩnh cửu, trong khi “những chiếc lá” mang ý nghĩa về sự tạm thời và dễ bị phai nhạt.

Câu 16: Nêu ý nghĩa tư tưởng của bài thơ “Thời gian”?

  • A. Thời gian xóa nhòa tất cả, thời gian tàn phá cuộc đời con người. Duy chỉ có văn học nghệ thuật và kỉ niệm về tình yêu là có sức sống lâu dài, không bị thời gian hủy hoại.
  • B. Thời gian xóa nhòa tất cả, thời gian tàn phá cuộc đời con người, không có gì là vĩnh cửu, là tồn tại mãi mãi
  • C. Khuyên người đọc phải biết trân trọng thời gian, trân trọng quá khứ
  • D. Khuyên người đọc phải biết yêu hết mình khi còn thanh xuân, còn tuổi trẻ

Câu 17: Ý nào không đúng khi sử dụng từ mượn?

  • A. Không được lạm dụng từ vay mượn.
  • B. Phải dùng đúng lúc, đúng chỗ thì mới có giá trị.
  • C. Những từ nào tiếng ta đã có thì không dùng từ mượn.
  • D. Dùng thêm nhiều từ mượn để làm phong phú ngôn ngữ tiếng Việt.

Câu 18: Ý nào không phải là cách phát triển vốn từ vựng tiếng Việt?

  • A. Tạo thêm một số từ mới
  • B. Bổ sung những lớp nghĩa mới cho những từ cũ
  • C. Dùng một số từ mượn khi không từ tiếng Việt thay thế
  • D. Thay đổi nghĩa của một số từ

Câu 19: Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt thuộc về ai?

  • A. Học sinh
  • B. Giáo viên
  • C. Nhà ngôn ngữ học
  • D. Toàn xã hội

Câu 20: Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong khi nói hoặc viết, ý nào sau đây không phù hợp?

  • A. Có ý thức tôn trọng và tình cảm yêu quý tiếng Việt.
  • B. Có thói quen cẩn trọng, cân nhắc, “lựa lời” khi sử dụng tiếng Việt để giao tiếp
  • C. Rèn luyện năng lực nói và viết theo đúng các chuẩn mực về ngữ âm, về chữ viết, về từ ngữ, ngữ pháp.
  • D. Tiếp thu và sử dụng những yếu tố ngôn ngữ từ nước ngoài để khẳng định bản thân

Câu 21: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp.” Lời phát biểu trên là của ai? Mối quan hệ giữa hai câu trong lời phát biểu đó là mối quan hệ gì?

  • A. Người nói: Bác Hồ, quan hệ: nhân quả
  • B. Người nói: Phạm Văn Đồng, quan hệ: nhân quả
  • C. Người nói: Bác Hồ, quan hệ: nhượng bộ
  • D. Người nói: Chế Lan Viên, quan hệ: nhân quả

Câu 22: Cách viết hoa tên người, tên địa danh của các dân tộc ít người và tiếng nước ngoài là:

  • A. Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận trong tên và có gạch nối
  • B. Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận trong tên và không có gạch nối
  • C. Viết hoa chữ cái đầu tiên và không có gạch nối
  • D. Viết hoa chữ cái đầu tiên và có gạch nối

Câu 23: Câu nào sau đây có vấn đề về mối quan hệ ý nghĩa?

  • A. Hiện nay mạng lưới điện đã phủ rộng khắp thôn xóm.
  • B. Mẹ mua cho em một chiếc váy rất đẹp trong dịp sinh nhật.
  • C. Nỗ lực đó đã đem lại cho anh những thành tựu đáng tự hào.
  • D. Tay nó cầm quyển sách, bước vội ra sân.

Câu 24: Cách sửa câu văn mắc lỗi sau như thế nào?

“Khi biết tin thi đỗ vào đại học, mẹ mua cho tôi một cái máy tính mới”

  • A. Khi biết tin thi đỗ vào đại học, tôi được mẹ mua cho một cái máy tính mới.
  • B. Mẹ mua cho tôi một cái máy tính mới khi biết tin thi đỗ vào đại học.
  • C. Khi biết tin tôi thi đỗ vào đại học, mẹ mua cho tôi một cái máy tính mới.
  • D. Khi biết tin tôi thi đỗ vào đại học, tôi được mẹ mua cho một cái máy tính mới.

Câu 25: Tìm từ thích hợp để điền vào câu sau đây: Tha ra thì cũng may đời / làm ra mang tiếng con người ......

  • A. Nhỏ nhoi
  • B. Nhỏ nhen
  • C. Nhỏ nhẻ
  • D. Nhỏ nhẹ

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác