Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Cánh diều bài 5 văn bản 3: Phân tích bài thơ "Việt Bắc" (Nguyễn Văn Hạnh) (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Cánh diều bài 5 văn bản 3: Phân tích bài thơ "Việt Bắc" (Nguyễn Văn Hạnh) (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Theo văn bản, yếu tố nào tạo nên ý vị đậm đà, đặc biệt trong bài thơ "Việt Bắc"?

  • A. Niềm vui.
  • B. Nỗi buồn.
  • C. Nỗi hận.
  • D. Nỗi nhớ.

Câu 2: Trong bài thơ, nỗi nhớ được miêu tả như thế nào?

  • A. Nhẹ nhàng, thoáng qua.
  • B. Cồn cào, da diết.
  • C. Vui vẻ, hân hoan.
  • D. Lạnh lùng, vô cảm.

Câu 3: Theo văn bản, cấu tạo bên ngoài của bài thơ "Việt Bắc" là gì?

  • A. Độc thoại.
  • B. Đối đáp.
  • C. Tự sự.
  • D. Miêu tả.

Câu 4: Trong bài thơ, "ta" và "mình" thể hiện điều gì?

  • A. Hai nhân vật có thể chuyển hóa lẫn nhau.
  • B. Hai nhân vật hoàn toàn tách biệt.
  • C. Hai nhân vật luôn đối lập.
  • D. Hai nhân vật không liên quan đến nhau.

Câu 5: Theo tác giả bài viết, đặc điểm nào của Tố Hữu được kết hợp với khả năng quan sát tinh tế trong bài thơ?

  • A. Sự hài hước trong hồn thơ và giọng thơ.
  • B. Sự châm biếm trong hồn thơ và giọng thơ.
  • C. Cái nghĩa đậm đà, cái tình đằm thắm trong hồng thơ và giọng thơ.
  • D. Sự lạnh lùng, khách quan trong hồn thơ và giọng thơ.

Câu 6: Bài thơ "Việt Bắc" được đánh giá là thể hiện nỗi nhớ của mấy mùa?

  • A. Một mùa.
  • B. Hai mùa.
  • C. Ba mùa.
  • D. Bốn mùa.

Câu 7: Theo văn bản, kháng chiến và cách mạng đã tác động như thế nào đến Việt Bắc?

  • A. Kháng chiến và cách mạng làm tăng nét hiu hắt âm u.
  • B. Kháng chiến và cách mạng xua tan bớt nét hiu hắt âm u, tăng thêm cảnh thơ mộng.
  • C. Kháng chiến và cách mạng không có tác động gì.
  • D. Kháng chiến và cách mạng làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên.

Câu 8: Nhà thơ Tố Hữu đã khai thác đặc điểm nào của từ "mình" trong tiếng Việt?

  • A. Chỉ có nghĩa là bản thân.
  • B. Chỉ có nghĩa là người khác
  • C. Vừa có thể là bản thân, vừa có thể là người khác thân thiết.
  • D. Chỉ dùng để xưng hô.

Câu 9: Theo văn bản, điều gì làm nên nét đặc sắc cao quý của Việt Bắc?

  • A. Sự nghèo khó nhưng chân tình, thủy chung với Cách mạng.
  • B. Vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ.
  • C. Sự giàu có và phồn thịnh.
  • D. Sự phát triển công nghiệp hiện đại.

Câu 10: Câu thơ nào sau đây được tác giả đánh giá là "vừa dân dã, vừa cổ điển, cân đối, cô đúc"?

  • A. "Mình về mình có nhớ ta"
  • B. "Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù"
  • C. "Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son"
  • D. “Trám bùi để rụng măng mai để già”

Câu 11: Dựa vào văn bản, hãy đánh giá vai trò của bài thơ "Việt Bắc" trong quá trình phát triển nghệ thuật của Tố Hữu và thơ ca cách mạng Việt Nam:

  • A. Là bài thơ đánh dấu sự chuyển biến từ thơ tuyên truyền sang thơ trữ tình.
  • B. Là cột mốc quan trọng trong việc kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật dân gian và cách mạng.
  • C. Là tác phẩm đầu tiên sử dụng thể thơ lục bát trong thơ cách mạng.
  • D. Là bài thơ mở đầu cho trào lưu thơ về đề tài kháng chiến.

Câu 12: Dựa vào nhận xét của tác giả về kết hợp giữa yếu tố cũ và mới trong thơ Tố Hữu, hãy phân tích cách thức Tố Hữu đã tạo nên một "thứ cổ điển mới cho thể thơ lục bát truyền thống" trong bài "Việt Bắc":

  • A. Sử dụng hoàn toàn ngôn ngữ và hình ảnh hiện đại trong khuôn khổ thơ lục bát.
  • B. Kết hợp nhuần nhuyễn giữa cách diễn đạt quen thuộc của quần chúng với nội dung cách mạng và hình ảnh mới mẻ.
  • C. Thay đổi hoàn toàn cấu trúc của thể thơ lục bát để phù hợp với nội dung cách mạng.
  • D. Chỉ sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh truyền thống để miêu tả cuộc sống cách mạng.

Câu 13: Theo tác giả, Tố Hữu thường chú ý đến cách diễn đạt như thế nào?

  • A. Tố Hữu thường chú ý cách diễn đạt phức tạp, khó hiểu.
  • B. Tố Hữu thường chú ý cách diễn đạt quen thuộc với cảm nghĩ của quần chúng.
  • C. Tố Hữu thường chú ý cách diễn đạt Xa lạ với người đọc.
  • D. Tố Hữu thường chỉ dùng từ ngữ bác học để diễn đạt.

Câu 14: Đoạn thơ viết về Bác Hồ được nhà thơ Xuân Diệu so sánh với điều gì?

  • A. Đoạn thơ là một bức hoạ.
  • B. Đoạn thơ là một bài hát.
  • C. Đoạn thơ là một vở kịch.
  • D. Đoạn thơ là một bài văn xuôi.

Câu 15: Theo tác giả, bài thơ "Việt Bắc" được đánh giá như thế nào trong sự nghiệp sáng tác của Tố Hữu?

  • A. Bài thơ “Việt Bắc” là một bài thơ bình thường trong sự nghiệp sáng tác của Tố Hữu.
  • B. Bài thơ “Việt Bắc” là một trong những bài thơ hay nhất trong sự nghiệp sáng tác của Tố Hữu.
  • C. Bài thơ “Việt Bắc” là bài thơ kém nhất trong sự nghiệp sáng tác của Tố Hữu.
  • D. Bài thơ “Việt Bắc” là Bài thơ không đáng chú ý trong sự nghiệp sáng tác của Tố Hữu.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác