Lý thuyết trọng tâm Ngữ văn 12 Cánh diều bài 5: Phân tích bài thơ “Việt Bắc” (Nguyễn Văn Hạnh)

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Ngữ văn 12 cánh diều bài 5: Phân tích bài thơ “Việt Bắc” (Nguyễn Văn Hạnh). Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

VĂN BẢN PHÂN TÍCH BÀI THƠ VIỆT BẮC

A - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

- HS nhận biết được đặc điểm của thể loại tác phẩm, xác định được bố cục, phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản Phân tích bài thơ Việt Bắc. Từ đó hình thành, rèn luyện năng lực đọc hiểu một tác phẩm thể loại văn nghị luận.

- Củng cố thêm nội dung và ý nghĩa của bài thơ Việt Bắc.

B - KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

a. Tiểu sử

- Nguyễn Văn Hạnh (1931 - 2023) 

- Quê quán: Quảng Nam.

- Ông sinh ra trong gia đình có truyền thống Nho học. Năm 1961, ông tốt nghiệp Khoa Ngữ văn ĐH Tổng hợp Lomonosov ở Moskva, Nga. Năm 1965, ông giữ cương vị là chủ nhiệm bộ môn lý luận văn học. 

b. Tác phẩm chính

- Một số tác phẩm tiêu biểu : Cơ sở lý luận văn học (4 tập, 1965-1971); Suy nghĩ về văn học (tiểu luận, 1972); Thơ Tố Hữu, tiếng nói đồng ý, đồng tình, đồng chí (chuyên luận, 1980, 1985); Nam Cao – một đời người, một đời văn (1993);..... 

2. Tác phẩm

Văn bản Phân tích văn bản Việt Bắc tên nhan đề do người biên soạn đặt. Trích từ Giảng van chọn lọc văn học Việt Nam hiện đại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.

II. KHÁM PHÁ VĂN BẢN

  1. Vấn đề được nêu trong văn bản “Phân tích bài thơ Việt Bắc”

a. Vấn đề trọng tâm của văn bản

- Qua văn bản Phân tích bài thơ Việt Bắc, tác giả Nguyễn Văn Hạnh muốn làm sáng tỏ bài thơ Việt Bắc là bài ca tâm tình, rất tiểu biểu cho hồn thơ, cho phong cách của nhà thơ Tố Hữu.

- Vấn đề ấy được nêu ở đoạn văn đầu trong phần 2 của bài viết: “Việt Bắc ngọt ngào, đằm thắm, là một bài ca tâm tình…”

b. Nội dung chính của từng phần

+ Phần 1: Giới thiệu khái quát về bài thơ Việt Bắc.

+ Phần 2: Phân tích, chứng minh Việt Bắc là bài ca tâm tình, tiêu biểu cho hồn thơ phong cách Tố Hữu.

+ Phần 3: Phân tích đoạn thơ viết về Bác ở cuối tác phẩm từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá tác phẩm.

c. Luận điểm được đề cập trong bài:

+ Luận điểm 1: Giới thiệu khái quát về bài thơ Việt Bắc.

+ Luận điểm 2: Phân tích hình thức của bài thơ.

+ Luận điểm 3: Phân tích cái tình đậm đà trong bài thơ Việt Bắc. 

+ Luận điểm 4: Phân tích chất hùng tráng trong bài thơ Việt Bắc.

+ Luận điểm 5: Phân tích hình tượng của Bác trong bài thơ Việt Bắc.

 2. Phân tích và làm sáng tỏ ý kiến trong văn bản

- Trong phần 2 của văn bản, tác giả đã viết phân tích và sáng tỏ ý kiến: “Việt Bắc ngọt ngào, đằm thắm, là một bài ca tâm tình, rất tiêu biểu cho hồn thơ, cho phong cách của Tố Hữu” bằng các lí lẽ và dẫn chứng.

- Văn bản Phân tích bài thơ “Việt Bắc” của Nguyễn Văn Hạnh giúp ta hiểu thêm: 

+ Nét đặc sắc trong việc sử dụng cặp đại từ “Mình-ta” qua việc phân tích nội dung, ý nghĩa của việc sử dụng cặp đại từ trong từng đoạn thơ của tác phẩm.

+ Giá trị nội dung của tác phẩm: vẻ đẹp son sắt, thủy chung, chân tình của người dân Việt Bắc và tình quân dân thắm thiết trong tác phẩm.

+ Ý nghĩa của giá trị nghệ thuật trong tác phẩm Việt Bắc mà nhà thơ sử dụng.

+ Hình tượng nhân vật Bác trong thơ của Tố Hữu.

3. Nét đặc sắc của văn bản

Ở phần 3 của văn bản, tác giả phân tích, đánh giá, nhận xét hình ảnh của Bác trong đoạn thơ “Mình về với Bác đường xuôi…. Người đi rừng núi trông theo bóng Người” từ đó chỉ ra những nét khác biệt trong phong cách thơ của Tố Hữu. Nét đặc sắc khi tác giả phân tích phần 3 của văn bản là sử dụng những câu văn thể hiện rõ tính khẳng định trong lập luận của tác giả để tăng thêm tính thuyết phục cho bài viết.

III. TỔNG KẾT

  1. Nội dung

Nội dung của bài phân tích thơ Việt Bắc của Nguyễn Văn Hạnh tập trung phân tích vào một số chi tiết nghệ thuật đặc sắc: cặp đại từ “ta-mình”; hình tượng của Bác Hồ,…Từ đó, thể hiện quan điểm, nhận xét của tác giả về tác phẩm trên và phong cách thơ của Tố Hữu.

2. Nghệ thuật

+ Lập luận chặt chẽ giàu tính thuyết phục.

+ Sử dụng nhiều biện pháp nhằm tăng tính phủ định, khẳng định cho văn bản.  


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Ngữ văn 12 CD bài 5: Phân tích bài thơ “Việt Bắc”, kiến thức trọng tâm Ngữ văn 12 cánh diều bài 5: Phân tích bài thơ “Việt Bắc”, Ôn tập Ngữ văn 12 cánh diều bài 5: Phân tích bài thơ “Việt Bắc”

Bình luận

Giải bài tập những môn khác