Trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều bài 4 Lễ hội đền Hùng (P2)
Dưới đây là loạt bài về trắc nghiệm ngữ văn 10 bài 4 Lễ hội đền Hùng Phần 2 - sách kết nối tri thức. Các câu hỏi và bài tập đều có đáp án. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm.
Câu 1: Văn bản Lễ hội đền Hùng có xuất xứ từ đâu?
A, Được trích từ báo laodong.vn.
- B. Được trích từ báo tuoitre.vn.
- C. Được trích từ báo datviet.vn.
- D. Được trích từ báo nhandan.vn.
Câu 2: Văn bản Lễ hội đền Hùng thuộc kiểu văn bản nào?
- A. Văn bản tự sự.
- B. Văn bản nghị luận.
- C. Văn bản biểu cảm.
D. Văn bản thông tin.
Câu 3: Phương thức biểu đạt chính trong văn bản Lễ hội đền Hùng trùng với phương thức biểu đạt trong văn bản nào dưới đây?
- A. Tự tình.
B. Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: một hằng số văn hóa Việt Nam.
- C. Xúy Vân giả dại.
- D. Thị Mầu lên chùa.
Câu 4: Mục đích của văn bản Lễ hội đền Hùng là øì?
- A. Đồng tình trước sự kiện văn hóa, tôn vinh nhân vật văn hóa và di sản văn hóa.
- B. Truyền tải thông tin có tính thời sự đến với người đọc.
C. Trình bày các thông tin cần thiết cho du khách tham quan.
- D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 5: Nội dung chính của văn bản Lễ hội đền Hùng là gì?
- A. Cung cấp thông tin về vua Hùng.
- B. Cung cấp thông tin về sự kiện khánh thành Đền Hùng.
- C. Cung cấp thông tin về quá trình xây dựng Đền Hùng.
D. Cung cấp thông tin về lễ hội Đền Hùng.
Câu 6: Đâu không phải là nghệ thuật của văn bản Lễ hội đền Hùng?
- A. Cấu trúc chặt chẽ, logic.
- B. Cách trình bày mạch lạc.
- C. Kết hợp các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.
D. Văn bản đậm chất trữ tình.
Câu 7: Thái độ của tác giả được thể hiện trong văn bản Lễ hội đền Hùng là gì?
- A. Bất mãn.
- B. Yêu thương.
C. Trân trọng.
- D. Phê phán.
Câu 8: Chọn nhận định đúng.
A. Văn bản Tưng bừng khai mạc lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương 2019 và Những điều cần chú ý khi tham gia lễ hội Đền Hùng 2019 đều được viết dưới dạng bản tin.
- B. Văn bản Tưng bừng khai mạc lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương 2019 và Những điều cần chú ý khi tham gia lễ hội Đền Hùng 2019 đều được viết dưới dạng văn bản thông tin tổng hợp.
- C. Văn bản Tưng bừng khai mạc lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương 2019 được viết dưới dạng bản tin còn văn bản Những điều cần chú ý khi tham gia lễ hội Đền Hùng 2019 đều được viết dưới dạng văn bản thông tin tổng hợp.
- D. Văn bản Tưng bừng khai mạc lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương 2019 được viết dưới dạng văn bản thông tin tổng hợp còn văn bản Những điều cần chú ý khi tham gia lễ hội Đền Hùng 2019 đều được viết dưới dạng bản tin.
Câu 9: Hoàn thành đoạn văn để được nội dung chính của văn bản Lễ hội đền Hùng:
Văn bản Lễ hội đền Hùng đã cung cấp đầy đủ thông tin về (...), hoạt động chính, (...) và hướng dẫn di chuyển cho du khách khi đến với lễ hội.
- A, vua Hùng/ nghệ nhân.
- B. địa điểm/ không gian.
- C. không gian/ văn hóa lễ hội.
D. thời gian / văn hóa lễ hội.
Câu 10: Đâu là giá trị nghệ thuật trong văn bản Lễ hội đền Hùng?
- A. Ngôn ngữ bác học, giàu hình ảnh.
B. Kết hợp văn bản truyền thống với tranh ảnh để văn bản thông tin sinh động.
- C. Thể thơ dân tộc gần gũi, nhịp nhàng.
- D. Ngôn ngữ gần gũi với ca dao dân ca.
Câu 11: Lễ hội đền Hùng diễn ra vào ngày bao nhiêu hàng năm?
- A. 10/8 âm lịch.
- B. 10/9 âm lịch.
C. 10/3 âm lịch.
- D. 10/2 âm lịch.
Câu 12: Sự kết hợp phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong văn bản Lễ hội đền Hùng có tác dụng gì?
- A. Giúp tăng dung lượng văn bản, từ đó tăng sức thuyết phục cho văn bản.
B. Giúp thông tin cụ thể, chi tiết hơn, văn bản sinh động, hấp dẫn hơn.
- C. Giúp văn bản trở nên giàu tính biểu cảm hơn, đến gần hơn với bạn đọc.
- D. Giúp văn bản dễ hiểu hơn trong quá trình tiếp nhận của bạn đọc.
Câu 13: Nêu ý nghĩa phần sa-pô của văn bản Lễ hội đền Hùng?
A. Gợi dẫn, dẫn dắt vấn đề; định hướng cho người đọc khi đọc văn bản.
- B. Bày tỏ cảm xúc của tác giả đối với vấn đề chính được đề cập trong văn bản.
- C. Tổng kết giá trị nội dung, tư tưởng và hình thức nghệ thuật của văn bản.
- D. Nhãn mạnh tính cấp thiết của việc tìm hiểu vấn đề, kích thích bạn đọc khám phá văn bản.
Câu 14: Lễ hội đền Hùng diễn ra ở đâu?
A. Việt Trì - Phú Thọ.
- B. Lâm Thao - Phú Thọ.
- C. Đoan Hùng - Phú Thọ.
- D. Phù Ninh - Phú Thọ.
Câu 15: Nội dung nào dưới đây không xuất hiện trong phần giới thiệu chỉ tiết về lễ khai mạc giỗ Tổ Hùng Vương trong văn bản Lễ hội đền Hùng?
- A, Giới thiệu đối tượng tham gia.
- B. Trình bày các tiết mục có trong lễ hội.
- C. Giới thiệu về không khí của lễ hội.
D. Giá vé các dịch vụ trong lễ hội.
Câu 16: Ai có liên quan đến sự kiện được nhắc tới trong văn bản Lễ hội đền Hùng?
Chọn đáp án không đúng.
- A. Các nghệ sĩ.
- B. Các đồng chí lãnh đạo.
C. Các em bé sơ sinh.
- D. Du khách thập phương.
Câu 17: Trong văn bản Lễ hội đền Hùng, lễ dâng hương tưởng niệm các vua Hùng được tổ chức ở đâu?
- A. Đền Hạ.
- B. Đền Thượng.
- C. Đền chính.
D. Đền Mẫu.
Câu 18: Trong văn bản Lễ hội đền Hùng, điều gì không có trong quy định “5 không”?
- A. Không để xảy ra ùn tắc giao thông.
- B. Không có người ăn xin.
- C. Không để mất vệ sinh an toàn thực phẩm.
D. Không ăn trộm, ăn cướp.
Câu 19: Trong văn bản Lễ hội đền Hùng, các tiết mục văn nghệ có nội dung gì?
- A. Ca ngợi vẻ đẹp đất nước.
B. Ca ngợi công đức vua Hùng.
- C. Ca ngợi thủ đô Hà Nội, Việt Nam.
- D. Ca ngợi người lao động.
Câu 20: Lí do diễn ra lễ hội Đền Hùng là gì?
- A. Tạo cơ hội hợp tác kinh tế và văn hóa với các nước lân cận.
- B. Là cơ hội buôn bán, phát triển kinh tế của nhân dân trong địa bàn.
C. Thể hiện sự biết ơn đối với các vua Hùng và giới thiệu, tôn vinh lễ hội nước nhà.
- D. Tạo cơ hội phát triển du lịch cho nước nhà.
Xem toàn bộ: Soạn bài Lễ hội Đền Hùng
Bình luận